Cha mẹ dạy con phòng tránh xâm hại
Hàng loạt các vụ cáo buộc xâm hại trẻ em gần đây là hồi chuông cảnh tỉnh cho các bậc cha mẹ và xã hội về việc bảo vệ trẻ em khỏi vấn nạn này và bảo vệ con trước những đối tượng có ý đồ xấu. Những bí quyết dạy con tránh bị xâm hại dưới đây sẽ là trợ thủ đắc lực của cha mẹ để hỗ trợ kiến thức cũng như kỹ năng cho các thiên thần nhỏ.
>>>Xem thêm: Khóa học kỹ năng sống toàn diện cha mẹ tham khảo XEM THÊM TẠI ĐÂY.
Hướng dẫn trẻ nhận biết các bộ phận trên cơ thể
Hướng dẫn trẻ nhận biết các bộ phận trên cơ thể con có thể bắt đầu từ lúc 3 tuổi. Cha mẹ nên gọi đúng tên của các bộ phận này. Đồng thời cung cấp kiến thức để con có thể tự bảo vệ khi cần thiết.
Tùy theo độ tuổi, cha mẹ nên có cách hướng dẫn con sao cho phù hợp. Với trẻ càng lớn, cha mẹ hãy chỉ bé càng cụ thể càng tốt. Điều này không chỉ giúp con yêu tự bảo vệ bản thân mà còn có thể truyền đạt lại cho các em của mình.
Dạy trẻ về sự khác biệt giữa giới tính nam và nữ.
Cha mẹ hãy dạy trẻ trai không được đi chung nhà vệ sinh với trẻ gái và ngược lại. Bên cạnh đó, hãy luôn chủ động và thoải mái trả lời những câu hỏi thắc mắc về giới tính của trẻ, tránh giấu giếm, trốn tránh để trẻ hoang mang về những thông tin quá sức hiểu biết của chúng.
Dạy trẻ những khu vực “bất khả xâm phạm”
Bên cạnh việc hướng dẫn con nhận biết các bộ phận trên cơ thể, cha mẹ cũng nên chỉ có trẻ những khi vực nào mà người khác không được chạm vào. Song song đó, cha mẹ hãy giải thích với trẻ rằng chỉ có cha mẹ hoặc người được tín nhiệm chăm sóc trẻ mới được nhìn thấy cơ thể trẻ khi trẻ không mặc quần áo.
Với những trường hợp còn lại, thậm chí những người thân khác trong gia đình cũng chỉ được nhìn thấy trẻ sau khi trẻ đã mặc đồ chỉn chu. Với trường hợp đi khám bệnh, cha mẹ nên giải thích với trẻ rằng bác sĩ cần đưa ống tiêm, ống nghe chạm trực tiếp vào cơ thể con thì mới có thể khám cho con. Do đó, con hãy bình tĩnh thực hiện theo yêu cầu của bác sĩ, y tá vì đã có cha mẹ bên cạnh quan sát.
Không chạm vào vùng nhạy cảm của người khác.
Giống như việc dạy trẻ tự bảo vệ cơ thể của mình thì các bậc cha mẹ cũng nên dạy trẻ chú ý không nên chạm vào vùng nhạy cảm của người khác, nhất là người khác giới. Đặc biệt, không nên tò mò về cơ thể người khác để tránh bị lợi dụng dụ dỗ hay vô tình kích thích thú tính của những kẻ xấu.
>>>Xem thêm: Giáo dục giới tính cho trẻ nhỏ cha mẹ cần biết XEM THÊM TẠI ĐÂY.
Dạy trẻ báo sớm với cha mẹ về những bất thường.
Trẻ bị xâm hại thường sợ hãi không dám kể chuyện đã xảy ra vì sợ gặp rắc rối. Thế nên, đây chính là điểm yếu mà tội phạm ấu dâm nắm được để uy hiếp và lạm dụng trẻ dễ dàng. Để tránh việc trẻ bị xâm hại, các bà mẹ nên động viên trẻ hãy sớm chia sẻ với cha mẹ những điều bất thường trong cơ thể.
Để hướng dẫn con điều này, cha mẹ có thể mất rất nhiều thời gian bởi tâm lý trẻ rất non nớt, dễ bị tác động và dụ dỗ. Phần lớn những kẻ ấu dâm sau khi thực hiện hành vi đồi bại thường răn đe trẻ không được kể cho ai nghe. Với những câu nói tác động mạnh đến tâm lý con như: “Con mà nói ra lần sau chú/cô sẽ làm đau hơn, còn không cho kẹo nữa đấy” hoặc “Nếu con nói, chú/cô sẽ làm hại đến cha mẹ, an hem của con đó” trẻ sau khi nghe sẽ cảm thấy sợ hãi, từ đó dẫn đến việc giấu giếm trước cha mẹ.
Vì thế, các bậc cha mẹ nói với con càng sớm càng tốt rằng “Dù có chuyện gì xảy ra đi nữa, cha mẹ vẫn luôn yêu thương con. Vì vậy, khi có điều gì làm con không vui, hãy kể ngay cho cha mẹ nhé!” Đồng thời, các bậc cha mẹ cũng nên tạo niềm tin ở trẻ tựa như một người bạn đồng hành.
Từ chối nếu con không thích
Việc ôm hôn của trẻ nên xuất phát từ tinh thần tự nguyện của trẻ. Cha mẹ không nên ép buộc trẻ những điều nhạy cảm này nếu trẻ không thích. Thay vào đó, cha mẹ hãy dạy cho trẻ cách từ chối khi xảy ra những sự đụng chạm hay thân mật mà con không muốn.
Để dạy con tránh bị xâm hại hiệu quả, trước tiên, các bậc làm cha mẹ nên bổ sung đầy đủ kiến thức cho chính mình. Tiếp theo, cha mẹ hãy trở thành người bạn đồng hành cùng con khám phá về những bí mật giới tính. Hơn ai hết, cha mẹ cần nâng cao cảnh giác cho con với người lạ và những hành vi xâm hại đến quyền riêng tư của trẻ.
ĐĂNG KÝ TEST VÀ TƯ VẤN TỪ CHUYÊN GIA
CÁC KHÓA HỌC KỸ NĂNG SỐNG