Dạy con làm chủ cảm xúc để hạnh phúc
Đối với cha mẹ, việc làm chủ cảm xúc vốn không hề dễ dàng. Do đó, việc con trẻ hay lo lắng, giận dữ, buồn bã, không kiềm chế được cảm xúc là điều dễ hiểu. Tuy nhiên nếu không sớm đặt ra giới hạn trong hành vi, suy nghĩ của con, cha mẹ sẽ đau đầu khi gặp phải rất nhiều những hệ luỵ rắc rối từ con sau này.
>>>Xem thêm: Cha mẹ tham khảo khóa học kỹ năng sống toàn diện cho con XEM THÊM TẠI ĐÂY.
Cảm xúc của con rất quan trọng. Nó ảnh hưởng đến lối suy nghĩ và hành động của con. Nó có thể thúc đẩy con làm cả điều tốt lẫn điều xấu. Đôi khi thậm chí nó còn có thể vượt khỏi tầm kiểm soát của cha mẹ. Dưới đây là 7 phương pháp giúp cha mẹ dạy con làm chủ cảm xúc để hạnh phúc.
1. Dạy con làm chủ cảm xúc bằng cách lắng nghe
Cha mẹ có bao giờ nghe ai đó nói với mình là mọi thứ vẫn ổn hoặc họ hiểu bạn mặc dù sự thật là họ không hề hiểu? Điều đó có khiến cha mẹ cảm thấy bực mình không? Các con cũng cảm thấy như thế. Điều đầu tiên cha mẹ cần làm khi cố gắng làm con vui là lắng nghe, thật sự lắng nghe tại sao con lại cảm thấy buồn hoặc chán nản như vậy. Chỉ bằng cách lắng nghe, cha mẹ mới có thể thật sự hiểu rằng con đang cần gì và cha mẹ có thể giúp con vui vẻ hơn bằng cách nào.
2. Đặt câu hỏi để dạy con làm chủ cảm xúc
Cha mẹ có thể nhận thấy rằng con mình khó chia sẻ cảm xúc hơn các bạn đồng trang lứa khác. Tại sao vậy? Lý do có thể là vì con sợ bị chọc quê, hoặc bị bảo là con “ngốc” hoặc “quá nhạy cảm”. Cũng có thể đó là do con không biết cách thể hiện suy nghĩ và làm chủ cảm xúc của mình.
Đó là lý do vì sao cha mẹ cần biết cách đặt câu hỏi cho con. Cha mẹ cần hỏi những câu hỏi không có hàm ý buộc tội con và nên bắt đầu cuộc hội thoại bằng cách nói về những gì con cảm thấy hoặc trải qua. Nên cố gắng đặt những câu hỏi mở và hạn chế tối đa câu hỏi đúng – sai.
3. Dạy con làm chủ cảm xúc hãy cho con chút giận
Cứ để cho con khóc hoặc xả hết cơn bực tức ra nếu con cần như thế. Không nên để con dùng những ngôn ngữ không thích hợp, giận dữ hoặc lăng mạ bất cứ ai hoặc bất cứ thứ gì. Tất cả chúng ta đều cần được xả hết ra như thế. Ngay cả trong lúc con trút giận, cha mẹ cũng có thể hiểu hơn đôi chút về những gì con đang trải qua nếu chịu lắng nghe cẩn thận những điều con nói. Khi đã xả được hết cảm xúc của mình, dần dần con sẽ học được cách kiềm chế và làm chủ cảm xúc của mình.
4. Dạy con biết yêu thương để làm chủ cảm xúc
Biết yêu thương là một biểu hiện cảm xúc mà ai cũng cần có để có thể hòa mình vào tập thể. Tính cách của con có thể bị ảnh hưởng bởi nhiều nhân tố, ngoài yếu tố bẩm sinh, còn lại là do cha mẹ rèn luyện, định hướng. Nếu cha mẹ khó tính, lạnh lùng, không thể hiện cảm xúc yêu, ghét, giận hờn… thì con cũng sẽ biến thành một đứa trẻ thiếu cảm xúc, e dè, không biết thể hiện tình yêu thương. Điều đó không chỉ làm con khó hòa nhập cộng đồng mà còn ảnh hưởng tới quá trình học tập, làm việc.
Vì vậy, cha mẹ cần có nghệ thuật dạy con ngay từ khi còn nhỏ để trẻ biết yêu thương người khác, đừng ngại nói lời yêu thương với con, hãy dạy con cách biểu hiện tình yêu thương bằng những cái ôm, nụ hôn, lời cảm ơn; thường xuyên khuyến khích, động viên, khen ngợi và khen thưởng khi con làm tốt, sẽ giúp hình thành cảm xúc tích cực cho con.
>>>Xem thêm: Cách rèn luyện trí tuệ cảm xúc cho trẻ cha mẹ cần biết XEM THÊM TẠI ĐÂY.
5. Không bao giờ coi nhẹ cảm xúc của con
Có thể, đối với cha mẹ, các cuộc cãi vã tại khu vui chơi thật nhỏ nhặt và một món đồ chơi bị hư hoặc thất lạc thật sự không phải là tận thế, nhưng trong thế giới của các con đó là một vấn đề lớn. Cười nhạo con và không để tâm đến cảm xúc của con sẽ làm con khó làm chủ cảm xúc và dẫn đến những hệ quả như:
– Con sẽ không muốn tâm sự với cha mẹ nữa
– Cha mẹ khiến con cảm thấy như là con không còn quan trọng
– Con gặp phải những vấn đề về cảm xúc mà có thể kéo dài cả khi con lớn
– Con muốn tìm kiếm sự an ủi và thấu hiểu từ một nơi khác
6. Dạy con làm chủ cảm xúc bằng cách xây dựng lòng tự trọng
Bất chấp cảm xúc của con sẽ khiến lòng tự trọng của con bị tổn thương. Thay vào đó, cha mẹ nên giúp con xây dựng lòng tự trọng và tự tin bằng cách:
– Dành thời gian và lắng nghe 1 cách chân thành chính là sự tôn trọng mà cha mẹ dành cho con để con hiểu rằng con quan trọng hơn bất cứ những việc khác cha mẹ đang làm; tránh hối thúc con hay trả lời thay cho con; phải tôn trọng ý kiến con; không xúc phạm và dùng từ thô lỗ với con; Khi con làm sai cha mẹ có thể la mắng nhưng tránh kỷ luật con trước mặt người ngoài
– Tôn trọng khả năng của con: cho phép con làm những công việc trong khả năng, cho con thời gian tự hoàn thành công việc của mình, không làm thay vì con sẽ suy nghĩ mình không có khả năng.
– Cho phép con rút ra bài học từ sai lầm của mình: trải nghiệm và rút ra bài học từ sai lầm của mình là cách giúp con tự lập và tự tin hơn trong cuộc sống
– Cho con có quyền lựa chọn: chính là biểu hiện tôn trọng sở thích, quan điểm của con, tôn trọng tính tự lập.
– Con được tôn trọng và yêu thương đúng cách chính là phương pháp giúp con làm chủ được cảm xúc của chính mình
7. Cha mẹ là người hâm mộ của con
Con cần biết cha mẹ là người hâm mộ con nhất. Thậm chí ngay cả khi những gì tồi tệ mà con đang trải qua có một phần, thậm chí toàn bộ, là lỗi của con, con cần biết là cha mẹ sẽ luôn ở bên cạnh con. Con cần biết cha mẹ yêu con vô điều kiện và luôn ở bên cạnh để giúp con vượt quá giai đoạn khó khăn này.
Nếu cha mẹ đã thử tất cả mọi cách và có vẻ như cha mẹ vẫn chưa thể dạy con biết cách làm chủ cảm xúc của mình, và cha mẹ lo sợ rằng con sẽ có những hành vi vượt khỏi tầm kiểm soát, thì cha mẹ nên tìm kiếm sự giúp đỡ của chuyên gia. Chúc cha mẹ và các con luôn vui vẻ, khỏe mạnh và đừng quên đồng hành cùng Wedo-Wegood nhé!
ĐĂNG KÝ TEST VÀ TƯ VẤN TỪ CHUYÊN GIA
CÁC KHÓA HỌC KỸ NĂNG SỐNG