Khủng hoảng tuổi lên 3 và cách cha mẹ tương tác với con

cách cha mẹ tương tác với con

Khủng hoảng tuổi lên 3 và cách cha mẹ tương tác với con?

cách cha mẹ tương tác với con

Bé của bạn đột nhiên bướng khi lên ba tuổi ư? bé lém lỉnh hơn, nhưng cũng trở nên vô cùng phức tạp, lắm đòi hỏi, nhiều yêu sách, thậm chí đôi lúc vô lễ. Nghĩ đến tâm lý tuổi lên ba, người ta thường quen với cụm từ “khủng hoảng tuổi lên ba”, bởi bên cạnh là một thiên thần yêu quý của bạn, hành vi của bé đôi lúc cũng vượt khỏi tầm kiểm soát của chúng ta

>>>Xem thêm: Cha mẹ tham khảo khóa học kỹ năng sống toàn diện cho trẻ XEM THÊM TẠI ĐÂY.

Ai đã từng sinh con thì chắc chắn rằng sẽ trải qua giai đoạn dở ương này của bé, nhưng để cùng con vượt qua được giai đoạn phát triển này thì rất cần sự nỗ lực, cố gắng, kiên trì của cha mẹ thì con mới phát triển được toàn diện nhất.

Tôi là một bà mẹ đang có bé gái sắp tròn 3 tuổi, là giai đoạn con đang khủng hoảng, nhiều lúc tôi cứ phát điên lên vì con cứ khăng khăng làm theo ý mình. Cùng tìm hiểu để nắm bắt tâm lý và tính cách của trẻ để có phương pháp giáo dục phù hợp.

Khủng hoảng tuổi lên 3 là gì?

Khi bắt đầu bước sang tuổi thứ 3 hoặc sớm hơn bé bắt đầu hình thành ý thức về bản thân mình, biết mình có riêng, mình là con gái hay con trai, phân biệt mình với thế giới xung quanh. Lúc này, bé đã có khả năng tự ý thức về bản thân và từ đó nảy sinh ý muốn và hành động phân biệt mình với người khác, trẻ bắt đầu thích nghe đánh giá và nhận xét về mình, và đương nhiên rồi, bé rất thích được khen. Giai đoạn này bé bắt đầu học tự lập từ suy nghĩ đến hành động. Bé bắt đầu có những hành động khác biệt để thể hiện bản thân mình.

Biểu hiện nhận biết bé đang trong giai đoạn khủng hoảng tâm lý.

+ Phản ứng tiêu cực: Bé không chịu nghe theo yêu cầu của người lớn, thậm chí là ngược lại hoàn toàn yêu cầu của bố me để gây sự chú ý của mọi người. Bé kiên quyết bảo vệ ý kiến của mình bất chấp đúng sai; bé lờ đi tất cả những lời nói từ bố mẹ, người lớn khác, thậm chí cố tình không nghe thấy để lảng tránh vấn đề.
+ Mong muốn làm việc để thể hiện sự tự lập: Bé thể hiện xu hướng muốn thoát khỏi sự kèm cặp của người lớn và tự mình làm một số việc, thậm chí cả những việc vượt ngoài khả năng của mình. Đây là biểu hiện cho thấy bé đang khẳng định mình là một cá thể độc lập. Bé sẽ rất thích học hỏi và tham gia các công việc của người lớn nhung hay bỏ giữa chừng, thậm chí là cả thèm chóng chán.
+Bé dễ nổi loạn: Bé luôn ở trong trạng thái “phòng thủ”, dễ kích động. Giữa bé và người lớn luôn như đang chực chờ những cuộc đối đầu mà không thể hiểu mong muốn của trẻ sẽ làm gì?
+Bé mong muốn có quyền điều khiển: Bé muốn thể hiện sự “thống trị” lên những mối quan hệ hoặc đồ vật xung quanh. Và khẳng định việc chiếm giữ tài sản của bản thân, bố mẹ sẽ thấy con nhận hết đồ ăn, đồ chơi và nhiều khi bố mẹ sẽ vô tình dán nhãn cho con bằng mác “tham lam, ích kỷ”, điều này sẽ làm tổn thưởng bé. Nếu bé là con một, hiện tượng này dễ xảy ra hơn. Chúng ta thường thấy bé hay sử dụng từ “của con”, “cho con hết”,…khi đi đâu, bé đều tranh đi trước, uống nước trước để thể hiện mình là nhất.
+ Vô lễ với người lớn: Giai đoạn này bé thường nói những câu vô lễ bé vô tình học được với người lớn: bà dở, mẹ dở,…. Sự phản ứng gay gắt của bố mẹ chính là “động lực, niềm vui” để bé tiếp tục hành vi này.

Khủng hoảng tuổi lên 3 và cách cha mẹ tương tác với con
Khủng hoảng tuổi lên 3 và cách cha mẹ tương tác với con

>>>Xem thêm: Những tính cách của Mẹ ảnh hưởng đến trẻ XEM THÊM TẠI ĐÂY.

Cách tương tác với con trong giai đoạn khủng hoảng tuổi lên 3

Cùng nhau đi tìm hiểu từ nguyên nhân cốt lõi của bé là do sự phát triển về trí não giữ nhu cầu và năng lực của bé. Bé có nhu cầu mà không thể làm gì được/ học sai với thực tế sẽ khiến bố mẹ cảm thấy con ngỗ ngược và liên tục những cuộc đòn roi với bé hoặc quát mắng bé. Những cách sau đây sẽ giúp bố mẹ vượt qua giai đoạn khủng hoảng tâm lý của trẻ mà cảm thấy nhàn tênh:

+ Kích trí các giác quan của bé bằng cách thông qua trò chơi. Các trò chơi sẽ giúp bé rất nhiều trong việc vận động não bộ và các kỹ năng, trẻ sẽ học được cách tư duy và thể hiện kỹ năng tốt hơncác kỹ năng, trẻ sẽ học được cách tư duy và thể hiện kỹ năng tốt hơn

+ Phát triển ngôn ngữ cho bế để bé tự diễn đạt được mong muốn của mình đồng thời bày tỏ quan điểm một các quyết liệt hơn.

Khủng hoảng tuổi lên 3 và cách cha mẹ tương tác với con
Khủng hoảng tuổi lên 3 và cách cha mẹ tương tác với con

+ Khi bé nổi loạn, thực chất đây là hành vi đòi hỏi để thể hiện vị trí của mình và được mọi người quan tâm, bố me cần bình tĩnh để hiểu bé đang muốn gì sau đó lờ con đi. Đưa ra mục tiêu để đánh lạc hướng đòi hỏi, sau đó cùng con nhận diện hành vị đó của con là đúng hay sai, lần sau có mong muốn thì con sẽ nói như thế nào? Con sẽ làm gì nhỉ? Nếu lần sau bé vẫn tái phạm về cách hành xử, cha mẹ có thể ngắt quyền lợi của bé để bé ghi nhớ và rút kinh nghiệm hơn.

+Tạo nguyên tắc cho bé nhưng không dập khuôn và cứng nhắc nó sẽ làm thui chột bé thậm chí sẽ làm chệnh hướng tính cách của bé

Như vậy, để thấu hiểu được tâm lý, tính cách của bé lên 3 không hề khó nhưng cũng sẽ khó nếu cha mẹ không đặt mình vào vị trí của bé và khoảng cách giữa bố mẹ và con sẽ ngày càng lớn. Chúc các bố mẹ sẽ là người bạn đồng hành tốt nhất của con.

ĐĂNG KÝ TEST VÀ TƯ VẤN TỪ CHUYÊN GIA

    TƯ VẤN TÂM LÝ – GIÁO DỤC ĐẶC BIỆT

    Call Now Button