Tăng động giảm chú ý là gì?
Bé nhà bạn nghịch ngợm, khó tập trung dẫn đến kết quả học tập kém và bạn đang lo lắng khi cô giáo thường phàn nàn bé không chịu ngồi yên trong giờ học, cứ thích chạy nhảy, trêu chọc bạn bè, làm ảnh hưởng đến những bạn khác trong lớp?
Đừng loại trừ nguy cơ bé mắc hội chứng tăng động giảm chú ý (ADHD). Tuy vậy cũng đừng quá vội vàng dán nhãn tăng động cho bé khiến bé tự ti.
Tăng động giảm chú ý là hội chứng rối loạn phát triển khả phổ biến. Có đến hơn 11% trẻ em Mỹ bị ảnh hưởng bới hội chứng này.
Nhiều người cho rằng trẻ mắc ADHD đều hiếu động quá mức. Tuy nhiên trên thực tế không hẳn vậy, chỉ một phần trẻ mắc ADHD hiếu động, số khác lại chỉ thiếu tập trung mà không có biểu hiện của hiếu động.
ADHD không tự hết theo thời gian, nó có thể kéo dài cho đến tuổi trưởng thành, thậm chí là suốt đời.
Biểu hiện của trẻ tăng động giảm chú ý là sự hiếu động quá mức (tăng động) và khả năng tập trung kém (giảm chú ý). Ở mỗi trẻ có mức độ khác nhau. Dựa vào mức độ tăng động hay giảm chú ý nhiều hơn người ta còn phân rối loạn này ra làm 3 dạng khác nhau.
ADHD dạng 1: Dạng trội về giảm chú ý
– Biểu hiện:
- Không thể tập trung chú ý
- Khó khăn khi tuân theo hướng dẫn, khi thực hiện nhiệm vụ có tính tổ chức.
- Xấu hổ, né tránh công việc đòi hỏi sự kiên nhẫn.
- Dễ bị phân tâm
- Bất cẩn, thường bày bừa.
- Xử lý thông tin chậm
– Điểm mạnh: Sáng tạo, thông minh, giỏi giải quyết vấn đề, quyết tâm.
– Điểm yếu:
- Ngại thay đổi vì sợ hãi
- Khó khăn khi tuân thủ giờ giấc
- Sợ bày tỏ cảm xúc
- Không thể thư giãn vì lo âu
- Trầm cảm và thiếu động lực
ADHD dạng 2: Trội về tăng động, bốc đồng
– Biểu hiện:
- Không thể tập trung chú ý
- Bồn chồn, bứt rứt, cựa quậy không ngừng khi ngồi.
- Nói quá nhiều, chạy nhảy leo trèo quá mức.
- Thường chen ngang, quấy rầy người khác
- Khó chờ đợi đến lượt mình
- Hiếu động thái quá
- Hành động quá nhanh
– Điểm mạnh:
- Luôn sung sức
- Hứng thú thử nghiệm những điều mới mẻ
- Siêng năng
- Kiên trì
– Điểm yếu:
- Khó kết nối với người khác.
- Dễ bị kích thích hoặc tức giận khi thất vọng.
- Khó khăn khi phải hợp tác với người khác.
- Khó khăn trong việc học.
- Trầm cảm và thiếu động lực.
ADHD dạng thứ 3: Phối hợp 2 dạng cả tăng động và giảm chú ý
Nhiều người nghĩ trẻ bị tăng động giảm chú ý (ADHD) là chậm phát triển trí tuệ nên thường kém thông minh, tuy nhiên nhiều trẻ ADHD có trí thông minh rất cao.
Trẻ mắc ADHD đều không nghe lời – một suy nghĩ sai lầm. Trẻ không cố ý cư xử không đúng. Các em thường phải cố gắng hết sức để tỏ ra ngoan ngoãn nhất theo cách của mình.
Mọi đứa trẻ đều có ưu và nhược điểm riêng, nếu cha mẹ hiểu đúng và có cách giáo dục phù hợp sẽ giúp con phát huy được điểm mạnh, giúp con tự tin bước tới thành công. Hãy lắng nghe con và cùng con vững bước vào đời!