Con không nghe lời cha mẹ phải làm gì và lời khuyên dành cho các cha mẹ
Con không nghe lời là vấn đề mà khiến rất nhiều bậc cha mẹ luôn phải đau đầu. Chính xác một điều là nuôi dạy con quả thật là một con đường đầy chông gai và gian nan vất vả và chưa bao giờ là một điều dễ dàng kể cả với các bậc cha mẹ cứng rắn nhất. Một trong những tình huống có thể xảy ra trong quá trình nuôi dạy con đó là con không nghe lời có thể nói hoa mỹ hơn là kỹ năng lắng nghe của con còn quá yếu
Nguyên nhân tại sao con không nghe lời?
Vấn đề khiến con nghe lời đã khó, vậy cha mẹ phải dạy con như thế nào đây? Trước khi biết phải nói làm sao để cho con nghe lời, cha mẹ nên hiểu nguyên nhân tại sao lại thế?
Một số nguyên nhân sau xuất phát từ 2 phía: con nhỏ và cha mẹ có thể chính là “cái cớ” khiến con không nghe lời. Hãy cùng điểm qua các vấn đề đó.
Thứ nhất con không nghe lời do bản thân con bộc phát những mong muốn
Một số đứa trẻ do bản năng có tính tò mò, thích khám phá nên việc muốn tìm hiểu cái này cái kia là vô kể. Nhiều khi những mong muốn không được đáp ứng thành ra trẻ không chịu lắng nghe. Chẳng hạn như:
Con không chịu nghe lời do tính tò mò quá mức ở trẻ nhiều khi khiến cha mẹ bực bội, cáu gắt và gây khó chịu với trẻ.
Con muốn gây sự chú ý, nhiều khi không nghe lời để muốn bạn nổi khùng lên, cũng chỉ vì muốn cha mẹ chú ý tới chúng.
Con không nghe lời nhiều khi cũng là do không được cha mẹ tôn trọng. Khi bạn ép con phải thế nọ, phải thế kia tức là không tôn trọng con. Điều đó sẽ làm con không thoải mái, trở nên bướng bỉnh.
>>>Xem thêm: Tìm hiểu tâm lý để nuôi dạy con cho tốt XEM THÊM TẠI ĐÂY.
Thứ hai cần kể đến con không nghe lời do cha mẹ mà ra
Nhiều bậc cha mẹ mắc phải những sai lầm khi dạy con dẫn đến việc con không nghe lời. Cha mẹ tự nhìn nhận xem mình có mắc 1 trong những lỗi lầm sau đây không, để có phương pháp giải quyết cho việc con không chịu lắng nghe những gì bạn nói
Con không chịu nghe lời một phần cũng do cha mẹ thiếu tính nhẫn nại khi dạy con
Cha mẹ quá khắt khe với con khiến con không nghe lời.
Kỳ vọng con quá lớn, ép buộc con cố gắng bằng người nọ người kia không để con sống đúng với những gì con mơ ước dẫn đến con bị áp lực và sẽ không chịu lắng nghe bố mẹ
Quá nâng niu, chăm sóc, chiều chuộng cũng khiến con “được nước lấn tới” dễ không nghe lời và chỉ muốn làm theo ý mình.
Bạn không là một tấm gương lắng nghe tốt. Khi bạn không chịu lắng nghe con nói mà phân tâm thì ngược lại bé cũng nghĩ mình có thể như thế.
Cha mẹ thường la hét khi con không nghe lời nhưng đó là cách làm không hiệu quả mà thậm chí phản tác dụng.
Cha mẹ nói quá nhiều cũng sẽ dễ khiến trẻ nhàm chán. Nó không giống việc nhắc lại mà là đe dọa, ra uy nên cũng dễ khiến con không nghe lời.
Bé có uẩn khúc gì với cha mẹ mà không nói ra, giống như kiểu giận dỗi dẫn đến không nghe lời.
Cha mẹ cần phải nói làm sao để cho con nghe lời?
Nói sao cho con nghe lời không phải việc làm quá khó, ai cũng có thể thực hiện được. Chỉ là các bậc làm cha làm mẹ có áp dụng đúng cách hay không Dạy con biết lắng nghe, ngoan ngoãn thay vì quát mắng, dọa nạt, cha mẹ chỉ cần dùng lời nói nhẹ nhàng. Sau đây là những nguyên tắc cho cha mẹ khi chưa biết phải nói làm sao để cho con nghe lời:
Thứ nhất nguyên tắc chỉ nói một lần
Cha, mẹ cần mẫu mực, dứt khoát. Đặc biệt, khi con phạm sai. Cha mẹ có quyền đưa ra quyết định, vì thế hãy giữ nguyên quyết định đó dù bất cứ lý do nào. Nói 1 lần sẽ khiến con cảm thấy cha mẹ không đùa và việc đó rất nghiêm trọng.
Bên cạnh đó, cha mẹ cần nói một cách chậm rạp, rõ ràng từng câu . Cha mẹ không nên dài dòng với những yêu cầu hoặc nhắc lại nhiều sẽ khiến bé nhàm chán mà “giả điếc”.
>>>Xem thêm: Những quy tắc nuôi dạy con thời hiện đại mà cha mẹ nào cũng nên biết XEM THÊM TẠI ĐÂY.
Thứ hai cha mẹ nói sao để con nghe lời
Nhiều cha mẹ đôi khi quát mắng, la hét con ở những nơi công cộng. Điều đó khiến con sợ hãi mà không mang tính giáo dục. Từ đó, trẻ sẽ mang tính đối kháng lại bằng việc tranh cãi, không nghe lời theo hướng tiêu cực. Chẳng hạn như ăn vạ, lâu dần sẽ thành thói quen và càng khó nghe lời.
Thứ ba cha mẹ phải nhớ kỹ là không so sánh con với đứa trẻ khác
Làm sao để cho con nghe lời thì tuyệt đối không được mang con so sánh với đứa trẻ khác. Đây là điều nhiều ông bố bà mẹ chưa biết cách dạy con thực hiện. Không chỉ khiến con buồn chán mà con khiến con tự ti, mặc cảm dẫn tới việc buồn chán.
Thứ tư cha mẹ cần khen con là tốt nhưng phải đúng thời điểm
Khen con đúng lúc, đúng thời điểm là phương pháp tốt để dạy con nghe lời. Lời khen của bố mẹ có thể là con dao 2 lưỡi với con. Lời khen có thể làm con có động lực, ý chí làm việc tốt hơn hoặc khen khi con đã thực sự cố gắng. Tuy nhiên, không nên khen khi con chưa thật sự cố gắng, thành quả đó không phải con tự mình đạt được.
Lời khen của cha mẹ cũng cần phải có “lực”, không nên khen cho có, những lời sáo rỗng vì thế con sẽ không thấy được giá trị của chúng. Sử dụng lời khen hợp lý, con sẽ thần tượng bạn làm con tự giác trong các công việc và con sẽ lắng nghe những gì bạn nói nhiều hơn nữa
Đặt vị thế của mình ngang với trẻ sẽ giúp con nghe lời vì được tôn trọng
Khi nói chuyện, cha mẹ nên đặt vị trí của mình ngang với con. Cụ thể là khi đang đứng có thể ngồi xuống vừa tầm mắt với con. Khi nói chuyện với con thì hãy nhìn vào mắt con để con cũng có thể nhìn thẳng vào mắt mẹ. Điều đó sẽ giúp con cảm thấy được tôn trọng và sẽ nghe lời.
Trên đây mới chỉ là một số ví dụ cũng như tình huống cụ thể về vấn nạn con không nghe lời và có một số giải pháp cho các bậc cha mẹ. Nếu cha mẹ thực hiện tốt các điều trên thì hẳn sẽ nhận được sự tôn kính từ con. Như vậy, cha mẹ đã biết cần làm gì để con nghe lời rồi chứ!
ĐĂNG KÝ TEST TÍNH CÁCH MIỄN PHÍ CHO CON
KHÓA HỌC KỸ NĂNG TOÀN DIỆN
TƯ VẤN TÂM LÝ – GIÁO DỤC ĐẶC BIỆT