Dạy trẻ tăng động giảm chú ý như thế nào để trẻ phát triển tốt nhất

Cách nuôi dạy trẻ tăng động giảm chú ý

Dạy trẻ tăng động giảm chú ý như thế nào để để trẻ có thể phát triển một cách tốt nhất

Cách nuôi dạy trẻ tăng động giảm chú ý

Mặc dù tăng động giảm chú ý ở trẻ là không thể chủ quan. Tuy nhiên, các cha mẹ không thể hiểu sai con như các con mắc chứng tự kỷ. Vì hai trạng thái hội chứng này khác nhau, chỉ có vài phần nhỏ giống nhau ở sự không thể tập trung, ghi nhớ kém, ngôn ngữ kém, kiểm soát cảm xúc và hành vi kém. Nhưng về cơ bản nhận thức để ứng dụng của con tăng động giảm chú ý sẽ nhanh hơn.

Việc nuôi dạy trẻ tăng động không phải chỉ một sớm, một chiều mà cần sự kiên trì, quyết tâm và tin tưởng tới cùng rằng con có thể thay đổi như một đứa trẻ bình thường khác. Cha mẹ có thể thực hiện theo một số gợi ý sau để đưa các con vào các nguyên tắc và tính kỷ luật giúp con tập trung quan sát, giúp con có các hành vi có nguyên tắc:

Tạo lập thời gian biểu cụ thể với các hoạt động của con

Tạo lập thời gian biểu cụ thể với các hoạt động của con

Cha mẹ nên thiết lập một thời gian biểu thật chi tiết, cụ thể, trong đó có các mốc thời gian cho từng nhiệm vụ trong ngày của trẻ từ thức dậy, đi học, chơi thể thao, làm việc nhà, phục vụ bản thân… cho đến thời gian đi ngủ buổi tối. Điều này sẽ giúp trẻ tập trung chú ý và rèn luyện kĩ năng tổ chức, sắp xếp công việc để chủ động tự lập thực hiện.

Giao trách nhiệm công việc nhà cố định để con thực hiện

giao việc nhà cho trẻ

Trong từng độ tuổi sẽ luôn giao các công việc từ phục vụ bản thân con, tham gia các hoạt động công việc nhà với bố mẹ. Đào tạo cho con tỉ mỉ cho đến khi con phải tự lập để đảm trách được mỗi việc một cách cẩn thận, chủ động…

Một trong những cách nuôi dạy trẻ tăng động đó là tạo nguyên tắc và tính kỉ luật cao cho trẻ

Một trong những cách nuôi dạy trẻ tăng động đó là tạo nguyên tắc và trính kỉ luật cao cho trẻ

Cần để ý uốn nắn cho con từng biểu hiện hành vi. Không cho con hoạt động tự do theo ý mình mà luôn kiên trì để dạy con từ kiến thức đến thực hành các hành vi đúng để thay thế các hành vi vô thức. Với con trẻ tăng động giảm chú ý không quát tháo, giáo điều mà phải dạy và dạy từng ngày để nắn chỉnh dần vào nguyên tắc.

Dành lời công nhận và tạo động lực cho con đúng lúc

Dành lời công nhận và tạo động lực cho con đúng lúc

Khi trẻ có những hành động đúng đắn, bạn nên dành những lời công nhận như “con làm tốt lắm, cha mẹ rất tự hào về con” hoặc “Đấy mẹ tin là con làm được mà, với con là chuyện nhỏ” hoặc “Chắc chắn con sẽ làm được, cố lên nào”,… để khích lệ trẻ tiếp tục cố gắng hơn nữa.

Luyện tập cùng con các hoạt động kiên trì, tỉ mỉ

Luyện tập cùng con các hoạt động kiên trì, tỉ mỉ

Cùng con chơi các trò chơi cần chờ đợi, các trò chơi cần sự khéo léo tỉ mỉ như nhặt đỗ, lắp ghép hình, thi ai ngồi lâu hơn, thi lau nhà xem ai lau được nhiều hơn, trò chơi trốn tìm xem ai trốn lâu hơn để không bị tìm thấy….

Kiên trì đưa ra những hậu quả khi trẻ làm sai

kiên trì đưa ra hậu quả khi trẻ làm sai

Mỗi khi trẻ làm sai, cha mẹ nên nhắc nhở nhẹ nhàng, tránh dùng đòn roi, đồng thời đưa ra các hình phạt cụ thể và áp dụng ngay như “vì con không ngoan ngoãn nên con sẽ không được đi chơi với bố mẹ trong chiều nay nữa” hoặc “mẹ rất buồn khi con hành động như vậy, hôm nay chúng ta sẽ phải dừng việc xem tivi”

Dành thời gian trò chuyện cùng trẻ

Dành thời gian trò chuyện cùng trẻ

Dành thời gian để thường xuyên tâm sự, trò chuyện và khuyến khích trẻ kể về các tình huống con gặp trong ngày, gồm các vấn đề con thích, con không thích hoặc những khó khăn con gặp phải để cùng con nghĩ cách giải quyết. Nó sẽ giúp con biết cách giải quyết vấn đề thay bằng nóng vôi để kiểm soát cảm xúc không tốt. Đặc biệt giúp con rèn luyện khả năng lắng nghe và tư duy đúng sai để có sự tập trung chú ý tốt hơn.

Khuyến khích trẻ tham gia các hoạt động tập thể

Khuyến khích trẻ tham gia các hoạt động tập thể

Nhằm tạo cơ hội để con được kết giao bạn bè, rèn luyện sự kiên nhẫn, học cách chờ tới lượt của mình… cha mẹ nên khuyến khích trẻ chơi các trò chơi như đá bóng, đạp xe, cầu lông, bóng chuyền, tập võ… cũng bạn bè và người thân. Tuy nhiên, phải chú ý để con hoạt động có nguyên tắc chứ không phải là hoạt động tự do theo ý mình vì nó vô tình sẽ tạo cho con sự tự do mà tiếp tục tăng thêm tăng động, giảm chú ý.

Không cho con sử dụng công nghệ quá nhiều

Dạy trẻ tăng động thì đừng cho trẻ sử dụng công nghệ quá nhiều

Yếu tố công nghệ là một nguyên nhân khiến con bị tăng thêm giảm chú ý và tăng động. Vì vậy cần có quy định con được chơi và được xem công nghệ không quá 30 phút/ 1 ngày. Nếu con bị nặng có thể cắt hoàn toàn để con không bị lộn xộn.

Cho con ăn uống khoa học tránh các chất kích thích tăng động

Cho con ăn uống khoa học tránh các chất kích thích tăng động

Lưu ý hạn chế cho con ăn chất có nhiều đường, có gas hoặc các chất gây nghiện, đồ nướng và rán vì nó có thể là một nguy cơ làm tăng thêm kích động khiến con khó kiểm soát được hành vi và cảm xúc.

Để dạy trẻ tăng động thì hãy nói không đòn roi, quát mắng

Để dạy trẻ tăng động thì hãy nói không bằng quát mắng đòn roi

Trẻ mắc chứng tăng động giảm chú ý vốn dĩ đã rất dễ xung động vì vậy tuyệt đối không dùng cảm xúc tiêu cực, hành vi tiêu cực để dạy con bởi con sẽ học theo mà vận hành theo vô thức. Với mỗi biểu hiện không đúng của con phải kiên trì phân tích cho con nên không nên, hậu quả để dần dần con nhận thức mà thực hiện đúng.

Các con tăng động giảm chú ý sẽ không thể chữa khỏi nếu cha mẹ chủ quan và coi thường chúng. Nhưng con sẽ phát triển bình thường thậm chí tốt như các bạn khác nếu cha mẹ tìm hiểu được các nguyên nhân gốc để có phương pháp đúng với con. Mỗi đứa trẻ là mỗi màu sắc khác nhau nên các biểu hiện tăng động giảm chú ý cũng khác nhau và nguyên nhân càng khác nhau nên phải tìm đúng thì mới có đường lối đúng để giúp con như mong muốn. Đừng cho con uống thuốc nếu chưa biết mức độ của con ra sao, vì thuốc có thể huỷ hoại con rất nặng nề.

ĐĂNG KÝ TEST VÀ TƯ VẤN TỪ CHUYÊN GIA

    Call Now Button