Cha mẹ làm bạn với con tuổi dậy thì. Tuổi dậy thì là giai đoạn rất quan trọng trong cuộc đời của con trẻ. Tâm sinh lý của con có nhiều thay đổi nhiều nhất trong thời gian này. Do vậy, cha mẹ nên có những cách tiếp cận hợp lý, biết cách quan tâm tới con và ứng xử phù hợp, gần gũi và chia sẻ với con. Từ đó, có thể hiểu và định hướng tốt nhất cho con.
Khi đến tuổi dậy thì, tính khí con bỗng trở nên thất thường, con đang rất vui bỗng dưng lại buồn ngay được. Con không còn gần gũi, tâm sự với bố mẹ như xưa mà bỗng trở nên xa cách. Để biết con đang nghĩ gì và cảm thấy ra sao, lúc này cha mẹ cần phải kiên nhẫn hơn, quan tâm và có cách ứng xử phù hợp để trở thành người bạn khiến con tin cậy, đồng hành và định hướng cho con trên con đường trưởng thành.
Vậy, cha mẹ nên làm thể nào để có thể trở thành bạn của con? Hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây và lựa chọn cho mình cách ứng xử sao cho hợp lý nhé! Hãy cùng Wedo – Wegood tìm hiểu về cách cha mẹ làm bạn với con tuổi dậy thì :
Dành nhiều thời gian hơn cho con
Với những áp lực về cuộc sống hiện nay, cha mẹ sẽ có nhiều điều lo toan, hay những công việc bộn bề cần phải thực hiện. Nhưng cha mẹ cũng nên để lại một quỹ thời gian trong ngày để dành cho con cái. Không cần quá nhiều thời gian đâu, nhưng đó phải là khoảng thời gian mà chỉ dành riêng cho con mà thôi. Lúc này hãy gặp gỡ và trò chuyện với con về những vấn đề như: việc ở trên lớp, việc ở nhà, các mối quan hệ bạn bè của con đang như thế nào?… Nó sẽ giúp cha mẹ hiểu hơn về con, từ đó đưa ra những lời khuyên để giúp con định hướng phát triển tốt nhất.
Hãy tôn trọng lịch sinh hoạt của con
Cũng giống như cha mẹ, con cũng có những lịch sinh hoạt, các hoạt động hay những mối quan tâm riêng, do vậy cha mẹ hãy tôn trọng lịch sinh hoạt của con. Nếu cha mẹ đang có thời gian rảnh nhưng con lại đến giờ đi học nhảy, tốt nhất hãy đi cổ vũ cho con thay vì ép con nghỉ học nhảy để dành thời gian cho mình. Cách cha mẹ tôn trọng con chính là đang làm tấm gương để con noi theo, để con biết cách tôn trọng những người xung quanh.
Cha mẹ hãy biết cách lắng nghe con
Đây tưởng chừng là một việc đơn giản, nhưng lắng nghe lại là một nghệ thuật mà nếu như không biết cách, nó có thể sẽ tạo ra phản ứng ngược khiến con trở nên xa cách cha mẹ hơn. Vì vậy cha mẹ hãy đặt mình vào vị trí của con và suy ngẫm lại, nếu là con mình sẽ có những cảm nhận như thế nào? có điểm nào chung để đồng cảm với con hay không. Cha mẹ tuyệt đối không được áp đặt suy nghĩ của mình lên con như: “ngày trước bằng tuổi con, bố mẹ không bao giờ làm như vậy, mà… Hãy thật sự lắng nghe và đồng cảm với con trước khi đưa ra những lời khuyên. Ngoài ra cha mẹ cũng cần lưu ý rằng, cảm xúc của con trẻ ở tuổi dậy thì luôn thay đổi, do đó cha mẹ cần phải thật sự kiên nhẫn để tạo sự tin tưởng và gần gũi với con.
Hãy nghiêm túc trò chuyện cùng con
Trong cuộc trò chuyện với con, cha mẹ không nên vừa nói vừa làm những công việc khác, lại càng không nên cười cợt trước những suy nghĩ chưa được chín chắn của con. Bởi con trẻ trong giai đoạn này thường rất nhạy cảm, con sẽ cảm thấy xấu hổ, rụt rè và tự ti nếu những ý kiến mình đưa ra bị cha mẹ coi nhẹ hay cười nhạo. Cha mẹ hãy thật sự nghiêm túc và tập trung sự chú ý của mình, hãy tôn trọng cuộc nói chuyện và cảm xúc của con. Ngay cả khi, con tỏ ra lơ là không quan tâm đến những gì cha mẹ đang nói, thì cũng cần phải giữ thái độ điềm tĩnh và nghiêm túc để nhắc nhở cho con hiểu đây là cuộc nói chuyện giữa những người trưởng thành với nhau.
Hãy thay đổi không gian và thời gian trò chuyện
Thời gian nói chuyện với con không nhất thiết là phải vào bữa tối, mà cũng không cần phải nói tại nhà. Hãy thử thay đổi môi trường xung quanh như: cùng con đi uống cà phê, đi dạo hay đi nghe nhạc… chắc chắn con sẽ cảm thấy thú vị và dễ dàng chia sẻ với cha mẹ nhiều hơn nữa. Đó cũng lag cơ hội để cha mẹ được tận hưởng những giây phút và nhiều kỷ niệm hạnh phúc bên con.
Luôn khuyến khích và động viên con
Đã bao giờ cha mẹ gạt đi khi con đưa ra một đề xuất hay giải pháp cho một vấn đề nào đó vì nghĩ rằng “trẻ con thì biết gì mà nói” chưa? Hay cha mẹ luôn luôn kể đi kể lại một sai lầm của con và lấy đó là lý do để coi nhẹ những ý kiến của con? Sẽ thật nguy hiểm khi khiến con bị đánh mất lòng tin. Việc ghim vào đầu con suy nghĩ: “con là kẻ vô dụng” sẽ dẫn đến hậu quả là con sẽ không còn muốn bày tỏ, chia sẻ một điều gì với cha mẹ nữa. Thay vào đó hãy đặt trọn niềm tin vào con , cho dù con đã từng làm sai nhiều điều đi chăng nữa, thì đó cũng chỉ là quá khứ để con trải nghiệm và nó không ảnh hưởng đến ý kiến hiện tại mà con đưa ra.
Luôn cởi mở, vui vẻ với con
Việc cha mẹ quá cứng nhắc sẽ khó để có thể tạo ra bầu không khí vui vẻ giúp con cảm thấy gần gũi hơn. Thay vào đó hãy thử dành thời gian cùng con xem những bộ phim, tham gia các hoạt động thể thao hay bàn luận với con về một trao lưu đang hot của giới trẻ hay một thần tượng âm nhạc mới đang nhận được nhiều sự quan tâm. Rất có thể, qua những cuộc trò chuyện gần gũi ấy, con sẽ thấy cha mẹ cũng là một người “thời thượng’’ và gần gũi như một người bạn thực sự. Khi đó, con sẽ dễ chia sẻ, tâm sự hơn và cha mẹ cũng dễ nắm bắt tâm tư tình cảm của con hơn.
Không nên lan man, giáo điều với con
Thay vì cứ nói thao thao bất tuyệt về một vấn đề nào đó với một mớ lý thuyết, thì nên lắng nghe con. Cha mẹ hãy nhớ, đây là một cuộc trò chuyện thân mật, không phải là bài giảng của một giáo viên trên lớp và cuộc trò chuyện nào thì cũng phải có sự trao đổi ý kiến qua lại giữa những người tham gia với nhau.
Hãy để con sử dụng công nghệ một cách thông minh
Hiện nay, trong thời đại mà công nghệ đang ngày càng phát triển, con trẻ cũng đã bắt nhịp rất nhanh với các xu thế. Con đến tuổi dậy thì, cũng sẽ nảy sinh nhu cầu sử đụng mạng Internet và điện thoại di động là điều hiển nhiên. Thay vì ngăn cấm con, cha mẹ nên tạo điều kiện để con tiếp cận với công nghệ ở trong tầm kiểm soát. Mạng Internet giống như một con dao hai lưỡi. Nếu con biết cách sử dụng, thì đó sẽ là một nguyên thông tin khổng lồ, phục vụ cho việc nghiện cứu và học tập của con. Nhưng nếu con không được định hướng sẽ rất dễ sa đà vào thế giới ảo mà quên đi thế giới thật dẫn đến sự phát triển lệch lạc về nhân cách. Vì vậy cha mẹ cần đưa ra những quy định cụ thể, có thể lựa chọn cho con sử dụng Một chiếc Smartphone được thiết kế với tính năng đặc thù dành riêng cho lứa tuổi của con sẽ là sự lựa chọn thông minh để cha mẹ giúp con mình vui chơi giải trí lành mạnh, đồng thời tiếp cận được những nguồi thông tin hữu ích, góp phần tạo nên nhân cách tốt trong quá trình con khôn lớn.
Với cha mẹ việc nuôi dạy con khôn lớn chưa bao giờ là việc làm dễ dàng, nhất là khi con bước vào độ tuổi dậy thì. Cha mẹ hãy làm bạn với con tuổi dậy thì để thấu hiểu, sẻ chia và định hướng cho con trên con đường trưởng thành.