Chất men lì trong vỏ bọc đứa con chống đối, bất cần. Người xưa từng nói “Giang sơn khó đổi, bản chất khó rời” – Bản chất con người khó có thể thay đổi nhưng môi trường sống ảnh hưởng rất nhiều đến việc hình thành, phát triển tính cách của mỗi người. Khi tính cách bị vượt ngưỡng, bản chất rất có thể bị lu mờ và nếu không kịp thời thay đổi, bản chất thực sự cũng có thể bị thay thế. Đó chính là câu chuyện của cậu học trò lớp 12 của tôi.
>>>Xem thêm: Khóa học kỹ năng sống toàn diện cho trẻ XEM THÊM TẠI ĐÂY.
Con biết không?. Cuộc sống có rất nhiều những cám dỗ mà không phải ai cũng đủ bản lĩnh để vượt qua. Chính vì vậy mới nói “Đạp xe lên dốc thì khó, xuống dốc thì quá dễ dàng”.
Đặc biệt, với sự phát triển của thế giới công nghệ, được bao bọc, cái tôi cá nhân vượt ngưỡng, luôn thích thể hiện bản thân mình đúng của lứa tuổi dạy thì đã khiến các con thời hiện đại có bản lĩnh để vượt qua cám dỗ không phải dễ dàng. Nhưng điều đó không có nghĩa là mình không thể không làm được phải không con. Bằng chứng là con đã làm được và làm rất tốt khiến thầy rất tự hào mà nói rằng con thật đúng chất Men lì!
Buổi đầu tiên thầy gặp con là một buổi sáng cuối đông, con xoa xoa 2 tay vào nhau để tự tìm hơi ấm trong lúc đợi thầy vì đến quá sớm so với giờ quy định học. Mặc dù thầy không đến muộn, nhưng hình ảnh của con đã khiến thầy vừa khâm phục, vừa có chút gì đó thấy áy náy vì để con phải chờ.
Đặc biệt, con đã phải dậy rất sớm để đi quãng đường dài hơn 30km mới đến lớp học. Ở cái tuổi 17 và trong một đứa con đã quen bao năm với việc chỉ ngủ và chơi trong ngày thứ 7, chủ nhật, kể cả ngày trong tuần (vì chống đối không chịu đi học bất kỳ môn nào và càng không thích ra ngoài để chơi với bất kỳ ai, hay bất kỳ trò gì) đã khiến thầy có thêm nhiều động lực và năng lượng.
Nhưng niềm vui chưa lâu thì khi vào lớp học con đã khiến thầy thực sự thấy quá nhiều bất ổn. Con ngồi học thì ngọ nguậy nghênh ngang, đi đứng khệnh khạng, nói năng thì rất bất cần khiến thầy và các bạn trong lớp đi từ hết ngạc nhiên ái ngại này đến ngạc nhiên ái ngại khác. Buổi đó học về mối quan hệ bạn bè con nói dõng dạc với chất giọng rất bất cần, ngang ngạnh “Con không thích chơi với các bạn ấy. Các bạn ấy đâu có điểm gì đề con đáng chơi đâu. Không có bạn chơi có chết được đâu, chẳng có gì hay ho cả, thà con chơi một mình còn hơn” – Thầy đã có chút tự hỏi “Ủa, đây mới là bản chất của cái anh bạn này, vì ở nhà thường ngang ngạnh kiểu này với bố mẹ, đến nỗi bố mẹ không chịu được thậm chí bất lực mà tống đi học kỹ năng sống đây”.
– Con đã buông bỏ học tập từ năm cấp 2, bây giờ đi học cấp 3 trường dân lập nhỏ nên chỉ đến cho vui, đến lớp ngủ rồi về chẳng cần chép bài.
– Về nhà thì càng không có lý do gì con phải học
– Càng không có lý do gì con phải làm bất kỳ việc gì, chỉ ăn, ngủ theo ý mình ai nói gì mặc kệ, chửi thì nghe, đánh thì chịu bất chấp hết còn mình thì cứ muốn gì thì mình làm thôi.
Cuối buổi học thầy họp với bố mẹ và con. Mặc dù, con chưa phải là trường hợp duy nhất lì, bướng, lạnh lùng, chống đối nhưng đã luôn khiến thầy phải sốc và trăn trở nhiều hơn. Bình thường con chẳng nói gì, mỗi lần cần nói thì cộc cằn thế mà khi họp thì con đáp trả bố mẹ như chảo chớp. Con nóng này phản kháng với cái miệng thì nói, tay thì múa may, mặt thì vênh lên và cười nhơn nhơn bất cần để phản kháng lại tất cả những gì bố, mẹ nói.
– Tại bố chửi bậy thì con cũng chửi bậy thôi, bố dạy con mà
– Tại sao mẹ lại nói kiểu đấy, mẹ nói lắm thế, đã vậy còn toàn nói sai, nói điêu nhé!
– Con cứ như thế đấy, ờ như thế mới vui, chẳng cần phải thay đổi, bố mẹ muốn thì đi mà thay đổi.
Cuộc khẩu với bố mẹ khiến con thật ngang ngược. Bình thường thì trầm tính, lạnh lùng, cục cằn kiểu “dùi đục chấm mắm cáy”, thế mà khi đã quen thói lấn lướt bố mẹ thì con thật đanh đá, ghê gớm.
Nhận thấy có gì đó không ổn, thầy đã xin phép được rời cuộc họp cùng con ra ngoài để nói chuyện riêng. Mất khoảng 5 đến 10 phút im lặng con và thầy không nói gì. Thầy chỉ nhìn con, còn con thì cúi gằm mặt xuống.., sau đó con cũng chủ động để muốn nói chuyện với thầy.
– Thầy rất ngạc nhiên và có phần thất vọng. Sao con lại có thái độ như vừa rồi với bố mẹ?
– Con xin lỗi thầy ạ!
– Biết lỗi là tốt rồi, nhưng thầy muốn biết lý do ?
– Con không muốn chơi với các bạn cùng lớp con. Tại sao lại bắt con chơi với các bạn đó?
– Vậy tại sao con lại không muốn chơi với các bạn, phải có bạn thì mới vui chứ?
– Các bạn ấy không có gì tốt đẹp cả. Trẻ con còn hiểu chuyện và chơi tốt hơn các bạn ấy thầy ạ.
– Thầy chưa hiểu ! Vì các bạn ấy có điểm gì không tốt nào. Bình tĩnh kể thầy nghe nhé!
– Các bạn trường con, và cả khu vực ở của con nữa, chúng nó không thật sự tốt. Các bạn thường xuyên bỏ học đi chơi game, đánh bạc, thậm chí là hút cỏ…., chúng nó báo nổ cứ vài chục triệu mỗi lần để bố mẹ phải trả nợ. Thường xuyên rủ con bỏ học tham gia các trò đấy nên con không thích. Không phải con không biết chơi mà là con không thích chơi. Chơi với mấy đứa ít tuổi hơn cũng vui chứ sao cứ phải là bằng tuổi mà tệ nạn như vậy.
– Giỏi lắm. Con thật bản lĩnh!. Nhưng sao lại có thái độ không tốt với bố mẹ?
– Vì ở nhà bố mẹ con cũng suốt ngày cãi nhau, bố con văng tục chửi bậy mỗi khi tức giận nên con cũng chán vì con cũng không thích điều đó.
– Nhưng con lại bắt chước lại những gì bố mẹ đang làm, và khi mình là đứa con thì nó còn tệ hơn rất nhiều lần so với những gì con đang phán xét bố mẹ. Con hãy nhớ trên đời này có 2 người không bao giờ con được phép vượt giới hạn, vì con là con nên nếu bố mẹ có nóng tính thì con càng phải nhún xuống để giúp bố mẹ bình tĩnh hơn thay bằng thổi thêm lửa bùng lên.
– Con nghĩ như thế nào khi thầy nói điều này, có áp đặt con quá không?
– Dạ con sẽ thay đổi ạ?
– Khó lắm đấy con, vì con đã thành thói quen quá lâu rồi mà?
– Con làm được thầy, vì con đã không sa ngã thì vấn đề này con cũng chắc chắn làm được. Nhưng thầy hứa giúp con một việc được không?
– Thầy nói chuyện để bố mẹ con không cãi nhau nữa vì ở như vậy chán lắm, con sẽ không ngoan được đâu.
Thầy lặng người vì câu nói của con và đã hứa sẽ làm điều đó nhưng con sẽ cần giúp bố mẹ bằng cách bản thân cần thay đổi trước nhé và con đã đồng ý thầy và con cùng cố gắng.
Vậy đấy, một anh bạn khá trầm so với các bạn cùng lớp. Con ít nói, ít chia sẻ và cũng không thực sự sôi nổi khi tham gia các hoạt động tập thể như lại luôn để ý để giúp đỡ mọi người từng việc nhỏ. Khi con thấy thầy cần di chuyển chiếc bảng con đã đứng dạy rất nhanh để giúp đỡ thầy, khi thấy thầy làm gì đó như xếp cái bàn chẳng hạn là con cũng luôn là người đầu tiên để thay thầy làm việc đó. Các hoạt động thầyng việc của lớp con luôn là người đứng lên đầu tiên để xúm tay vào hỗ trợ. Những hình ảnh ấy làm thầy liên tưởng đến những cool boy trong những cuốn truyện ngôn tình mà các bạn trẻ thường đọc. Thầy đã có rất nhiều các gạch đầu dòng về con
– Một anh bạn lạnh lùng bên ngoài nhưng bên trong thật ấm áp
– Một anh bạn tỏ ra ngược đời nhưng lại rất ga lăng và tình cảm
– Một anh bạn bất cần nhưng bên trong là bản lĩnh của người đàn ông thực thụ
Thầy đã rất vui và có phần rầt thán phục vì con đã rất bản lĩnh để vượt qua những cạm bẫy của tuổi học trò. Không những thế, khi bố mẹ mải công việc, không thể nhẹ nhàng với con, không thể có thời gian kiểm soát con như bao bố mẹ khác nhưng con vẫn không hề trộn lẫn mình như các bạn khác.
>>>Xem thêm: Khóa học kỹ năng sống cho trẻ lứa tuổi dậy thì XEM THÊM TẠI ĐÂY.
Đặc biệt, chỉ sau vài buổi học con đã đồng ý để mẹ thuê gia sư cho con học, con đi học thêm và tăng tốc để học lấp lỗ hổng chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp với mong muốn mình thực sự phát triển chứ không thể để lãng phí mình hơn nữa. Và con đã được các thầy cô các môn khen ngợi khi học tiếp thu tốt hơn, chăm chỉ làm bài tập mà không phải là sự chống đối buông bỏ như trước kia nữa. Việc nhà trước kia không bao giờ làm thì bây giờ con đã làm rất tốt.
Bản chất của con vốn tình cảm, biết quan tâm, chia sẻ nhưng chính môi trường sống chưa ăn khớp đã khiến cho con trở nên lạnh lùng, bướng bỉnh như một đứa con hư. Nhưng thật may mắn, chất đàn ông trong con đã luôn giúp con dũng cảm vượt qua mọi cám dỗ, quyết liệt với lựa chọn của mình, có trách nhiệm để giữ mình với bao cạm bẫy xung quanh.
Đúng là, đôi khi không phải bố mẹ không thể cứ cho rằng suy nghĩ của mình là đúng khi chỉ nhìn vào hành động của con đúng không. Đúng là làm bố mẹ thay vì chỉ trích, trách móc con …với mỗi vấn đề dù tốt, dù xấu cũng vẫn nên ngồi lại cùng con phân tích, chia sẻ và định hướng cho con. Sự lắng nghe và tôn trọng con cái chính là sợi dây rút ngắn khoảng cách giữa bố mẹ và con đúng không con. Thầy tin bố mẹ con đã hiểu ra rất nhiều điều. Và như con thất đấy họ đã thay đổi khá nhiều rồi đấy.
Nhưng với con, hãy luôn sống với chính mình nhé. Đó là một đứa con ấm áp, yêu thương và bản lĩnh. Nên thay vì bất mãn, phản kháng, con hãy luôn lễ phép chia sẻ với bố mẹ một cách chân thành về những lý do con không muốn chơi cùng các bạn, vì sao con bướng và chống đối bố mẹ. Hãy chứng minh cho bố mẹ thấy lựa chọn của con là đúng vì con đã bảo vệ được bản thân mình, có trách nhiệm với chính mình và với gia đình của mình, đồng thời hãy thấu hiểu bổ mẹ để thay đổi sống có trách nhiệm hơn trong học tập và với gia đình mình. Nếu con thay đổi thì chắc chắn bố mẹ sẽ thay đổi con ạ, đôi khi những đứa con ngoan là phải giúp được bố mẹ mình điều đó nhé!. Bởi khi bố mẹ hiểu được việc con làm, nhận thấy được những kế hoạch rõ ràng, cụ thể từ phía con, chắc chắn bố mẹ sẽ đặt niềm tin ở con và cùng con đồng hành thay vì sự lẻ loi, ấm ức của cả hai bên như hiện tại.
Cuộc chiến với những cám dỗ sẽ vẫn còn rất dài nhưng thầy tin rằng, với những kỹ năng, giá trị mà con đã cảm nhận được, thầy tin con sẽ bản lĩnh để vượt qua đó. Điều quan trọng là cách giải quyết vấn đề phải thực sự phù hợp tránh sự căng thẳng, để con không còn tâm lý chống đối và bất cần nữa. Cố lên con nhé. Thầy tin con nhất định sẽ làm được và thậm chí làm rất tốt!. Vì con là một men lì thật ấm áp trong thầy và mọi người!
ĐĂNG KÝ TEST TÍNH CÁCH MIỄN PHÍ CHO CON
KHÓA HỌC KỸ NĂNG TOÀN DIỆN
TƯ VẤN TÂM LÝ – GIÁO DỤC ĐẶC BIỆT