Cha mẹ cần làm gì để dạy con tự lập để trở nên bản lĩnh?
Dạy con tự lập là một phẩm chất quan trọng đối với một con người ngay từ khi còn nhỏ cho tới khi trưởng thành. Nếu từ nhỏ trẻ được cha mẹ bao bọc quá thì khi lớn lên trẻ sẽ không có tính tự lập, làm gì cũng phụ thuộc vào người khác. Những đứa trẻ như vậy thường yếu đuối, ích kỷ, không biết giúp đỡ và yêu thương người khác. Vậy tính tự lập là gì và dạy con tự lập để bản lĩnh như thế nào? Bài viết sau sẽ giúp cha mẹ trả lời câu hỏi đó.
>>>Xem thêm: Cha mẹ tham khảo khóa học kỹ năng sống toàn diện cho con XEM THÊM TẠI ĐÂY.
1. Tự lập là gì?
Tự lập là tự làm lấy, tự giải quyết công việc của mình, tự lo liệu, tạo dựng cho cuộc sống của mình, không trông chờ, ỷ lại hay dựa dẫm vào người khác.
Điều đó có nghĩa là người có tính tự lập sẽ biết dựa vào sức mạnh của bản thân để làm tốt công việc của mình, xây dựng cuộc sống của mình chứ không phụ thuộc hay phó thác công việc và cuộc đời mình cho người khác. Người có tính tự lập luôn là người giàu bản lĩnh. Họ không ngại khó, ngại khổ nhận nhiệm vụ khó, không từ chối hay né tránh công việc. Khi gặp khó khăn, họ bình tĩnh suy nghĩ và tìm cách khắc phục, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
2. Tại sao phải dạy con tự lập?
Một hiện trạng khá đáng buồn là hiện nay nhiều cha mẹ Việt chỉ cần con mình học giỏi mà quên đi việc rèn luyện cho con kỹ năng sống. Việc cha mẹ nuông chiều con đã dẫn đến con không có tính tự lập, không biết làm một việc gì ngoài việc học. Nếu con cứ ỷ lại , sống dựa dẫm vào cha mẹ như vậy thì tương lai con sẽ thiếu đi cơ hội việc làm, khả năng thích ứng trong xã hội và thích ứng với công việc.
Ngược lại, khi có tính tự lập:
– Con có thể làm hết mọi việc ngay từ nhỏ từ đó giúp con tự tin vào bản thân mình hơn. Đây là chìa khóa quan trọng cho con trưởng thành và bước vào cuộc sống thành công hơn.
– Con sẽ không dựa dẫm hay phụ thuộc vào cha mẹ khi đến tuổi đi làm và có thể tự giải quyết được mọi việc của bản thân một cách tốt hơn.
– Con có thể hỗ trợ cha mẹ nhiều việc phù hợp với lứa tuổi của con.
– Con sẽ tự tin hơn về bản thân khi giao tiếp hay làm bất cứ việc gì và luôn cảm thấy vui vẻ khi tự làm mọi thứ và hạnh phúc khi hoàn thành nhiệm vụ.
– Nếu được rèn luyện tính tự lập ngay từ nhỏ thì khi trưởng thành con sẽ biết cách kiểm tiền tốt hơn, biết cách học thêm các kỹ năng khác cho cuộc sống của mình và ít nhất con sẽ biết tự nuôi bản thân mình.
3. Như thế nào là đứa trẻ tự lập?
Tự lập không phải tự nhiên mà có, nó là sản phẩm của quá trình học hỏi rèn luyện không ngừng. Không phải chỉ những người trưởng thành mới có khả năng tự lập mà chúng ta hoàn toàn có thể rèn luyện tính tự lập ngay từ khi còn nhỏ để có thể vượt qua những khó khăn và thử thách trong cuộc sống. Một đứa trẻ tự lập có thể tự làm những công việc phù hợp với lứa tuổi của mình.
Trong đời sống, đó là những công việc của chính bản thân mình như: thức dậy, vệ sinh cá nhân, mặc quần áo, ăn uống,… Sau đó đến những công việc trong gia đình như quét nhà, rửa bát, nhặt rau,… Không ỷ lại, dựa dẫm vào ông bà, bố mẹ; từ chối sự chiều chuộng của ông bà, bố mẹ; không né tránh hay từ chối công việc được giao.
Trong học tập, đó là tự giác học tập theo chương trình và hướng dẫn của thầy cô giáo, tự giác lắng nghe bài giảng, tự thực hành luyện tập các bài tập được giao, tự tìm tòi, học hỏi, nghiên cứu các vấn để mở rộng tri thức và kiện toàn các kĩ năng.
>>>Xem thêm: Cha mẹ tham khảo khóa học nhân hiệu và lãnh đạo bản thân thành công XEM THÊM TẠI ĐÂY.
4. Dạy con tự lập để bản lĩnh
Hình thành và rèn luyện tính tự lập từ sớm thì năng lực ấy sẽ vững vàng và hiệu quả lâu bền. Vì vậy, cha mẹ cần chú ý để dạy con tính tự lập từ sớm sao cho phù hợp với từng độ tuổi, từng giai đoạn phát triển của con. Sau đây là những cách dạy con tự lập để bản lĩnh:
Thứ nhất: Dạy con những kỹ năng cần thiết
Ngay từ khi còn nhỏ, cha mẹ hãy dạy con tự lập dựa vào chính đôi tay của mình. Đó là các kỹ năng giữ vệ sinh, kỹ năng chăm sóc bản thân, kỹ năng giúp đỡ người khác. Ban đầu, con đang “học việc” nên cha mẹ đừng mong đợi nhiều ở chất lượng và tiến độ hoàn thành việc được giao của con, con có thể không hoàn thành hết mọi việc hay không đạt được kết quả tốt nhưng nó sẽ giúp con dần hình thành kỹ năng và hoàn thành một số công việc. Cha mẹ hãy luôn có thái độ đánh giá cao công việc mà con đã làm và có những chỉ dẫn để con hoàn thành công việc được giao tốt hơn.
Thứ hai: Cho con tự làm việc theo cách của mình
Khi giao việc cho con, cha mẹ hãy trao sự tự chủ để con hoàn thành công việc đó theo cách của mình. Cha mẹ hãy để con tự suy nghĩ và đưa ra cách giải quyết. Có thể con sẽ gặp lúng túng, thậm chí là hỏng việc nhưng cha mẹ hãy bình tĩnh, kiên nhẫn nhé. Nếu cần thiết, cha mẹ có thể chỉ dẫn cho con và để con tự con làm việc đó.
Ví dụ: cha mẹ hãy để tự chọn trang phục dù có thể không đẹp, hay để con tự suy nghĩ nếu đang phân vân chưa biết mặc gì. CHa mẹ chỉ tham gia khi con xin ý kiến đóng góp chứ không quyết định thay con.
Thứ ba: Cho phép con mắc lỗi
Vì con còn non nớt, chưa biết gì và đang phải học mọi thứ trong cuộc sống hàng ngày từ cái đơn giản tới phức tạp. Do đó, có thể con sẽ luôn phạm sai lầm. Điều này không hẳn là xấu bởi khi gặp sai lầm, thất bại trong những việc nhỏ đó giúp con nhận thức được nhiều điều và giúp chúng phân biệt được đúng, sai, nên, không nên. Vì vậy, cha mẹ hãy cho phép con mình mắc lỗi từ đó chỉ dạy cho con biết điều này sai như thế nào và cách sửa sai. Cha mẹ tuyệt đối đừng quát mắng con vì điều này có thể làm mất đi sự tự tin của con, thậm chí là sợ hãi khi làm những việc sau này.
Thứ tư: Không giải quyết tất cả rắc rối thay con
Nếu lúc nào cha mẹ cũng thay con giải quyết tất cả những rắc rối sẽ khiến con không bao giờ học được cách tìm ra hướng giải quyết cho bản thân mình bởi con chưa từng tự làm điều đó. Do đó, để con được trưởng thành, biết giải quyết những khó khăn, rắc rối của bản thân, cha mẹ hãy gợi ý, đưa ra lời khuyên thay vì đứng ra giải quyết trực tiếp cho con.
Thứ năm: Khuyến khích, động viên con
Sự khuyến khích, động viên của cha mẹ sẽ tạo động lực rất lớn để con tiến bộ hơn. Khi được cha mẹ công nhận, con sẽ vô cùng hào hứng và tiếp tục cố gắng ở những lần sau. Khi con phạm lỗi hay làm chưa tốt, thay vì quát mắng, đánh chửi thì cha mẹ hãy giải thích cho con hiểu đã sai ở đâu và đưa ra giải pháp để khắc phục nhé.
Trẻ có kỹ năng sống tự lập sẽ đạt được vô vàn lợi ích vì vậy cha mẹ hãy rèn luyện cho con ngay từ khi còn nhò nhé. Hy vọng những chia sẻ về tính tự lập ở trên có thể giúp cha mẹ có được những kiến thức hay, những kinh nghiệm tốt trong quá trình nuôi dạy con của mình.
ĐĂNG KÝ TEST TÍNH CÁCH MIỄN PHÍ CHO CON
KHÓA HỌC KỸ NĂNG TOÀN DIỆN
TƯ VẤN TÂM LÝ – GIÁO DỤC ĐẶC BIỆT