Hệ lụy bạo lực học đường xảy ra đối với tâm lý trẻ

Tình trạng bạo lực học đường ngày càng gia tăng, theo các nghiên cứu gần đây và hệ lụy bạo lực học đường xảy ra đối với tâm lý trẻ, có khoảng 20% trẻ em 8 tuổi nói rằng các em đã từng bị trừng phạt thân thể ở trường.

Bạo lực trẻ em cũng có thể được hiểu là những hành vi xâm hại một cách thô bạo tới thân thể, đời sống tâm lý của trẻ em thông qua các hình thức biểu hiện cụ thể như: đánh đập, ngược đãi, hành hạ, lạm dụng, bóc lột, sỉ nhục..làm tổn thương đến cơ thể, tình cảm, tâm lý, sự tiến bộ của con người, từ đó gây ra những hậu quả xấu cho trẻ em, gia đình và xã hội.

>>>Xem thêm: Khóa học kỹ năng sống toàn diện cha mẹ tham khảo XEM THÊM TẠI ĐÂY.    

Thời gian gần đây, môi trường học đường ở một số nơi đã và đang bị “ô nhiễm” bởi các tệ nạn xã hội, bởi tình trạng bạo lực đối với trẻ em, nhiều trường hợp bạo lực, bạo hành đối với trẻ em xuất hiện trong nhà trường với nhiều hình thức và mức độ biểu hiện khác nhau gây bức xúc cho toàn xã hội.

Theo các trung tâm Tư vấn và chăm sóc rối nhiễu tâm trí – TW Hội khoa học tâm lý giáo dục Việt Nam cho biết, bạo hành trẻ em để lại nhiều hậu quả vô cùng tiêu cực, không chỉ làm thể chất suy kiệt mà còn khiến trẻ còi cọc, chậm phát triển, ốm đau, bệnh tật … mà còn hằn sâu vết thương tâm trí nghiêm trọng, khiến tâm lý trẻ luôn trong tình trạng lo sợ, tự ti, rụt rè, nhút nhát…

Nhiều trường hợp vì bị bạo hành nhiều quá nên kéo theo sự thay đổi về tâm tính, khả năng nhìn nhận những mặt tốt – xấu trong xã hội bị ảnh hưởng, thậm chí trở nên vô cảm, lãnh đạm với mọi thứ xung quanh.

Hậu quả để lại cho trẻ sau các vụ bạo hành là rất nặng nề. Trẻ sẽ mất niềm tin hoàn toàn, bởi cô giáo, cha mẹ đều là những người chúng yêu thương, quý trọng nhưng cũng ra tay đánh đập chúng.

Sau này lớn lên, trẻ có thể sống khép kín, trở nên ngại giao tiếp, thậm chí còn những có hành vi bạo lực, chống đối xã hội…

Hành vi của những đứa trẻ đó khi phạm tội thường rất lạnh lùng, cuồng bạo như chính những gì mà người lớn đã “gieo” vào tâm hồn chúng.

Thực tế cũng đã chứng minh, trẻ ở giai đoạn từ 4 – 10 tuổi dễ bị ảnh hưởng tâm lý nhất. Khi đó, tâm lý của trẻ đang phát triển tự nhiên nhưng do bị gò bó và luôn có cảm giác khiếp sợ, lo lắng cho nên dễ để lại di chứng về sau.

“Thậm chí, rất nhiều đứa trẻ lớn lên trong sự bạo hành dã man của cha mẹ, thầy cô đã trở thành tội phạm trong xã hội.

Có hai kiểu phản ứng ở trẻ thường xảy ra khi bị bạo hành. Nếu biểu hiện ra bên ngoài, trẻ có thể thay đổi tính nết. Phản ứng kiểu thứ nhất là trẻ đang hiền lành bỗng trở nên hung bạo, hay cáu gắt, khóc lóc, thậm chí có hành vi hung tính như đánh đập người khác hoặc độc ác với thú vật. Kiểu thứ hai là trẻ thu mình lại. Cụ thể là trẻ trở nên lo lắng, buồn phiền, xa lánh mọi người, không thích tiếp xúc và luôn mang cảm giác sợ sệt. Mức độ trầm trọng hơn là trẻ bị rối loạn tâm thần với các triệu chứng như hoang tưởng, ảo giác.

Rối loạn hành vi ứng xử

Khi bị bạo hành nhiều, trẻ rất có thể thay đổi hành vi ứng xử. Có trẻ đang hiền lành, hòa nhã, lễ phép bỗng trở nên thô lỗ, nóng nảy, cục cằn và hung bạo thậm chí sẽ học theo hành vi bạo hành đối với người khác, nhìn ai cũng thấy đáng ghét và ra tay đánh đập, ngay cả với các loài động vật.

Ngược lại, có nhiều trẻ khi bị bạo hành sẽ thu mình lại, sống khép kín, cô lập, hay buồn phiền suy nghĩ, luôn thấy tự ti, ngại giao tiếp, không dám đưa ra suy nghĩ của bản thân và rất dễ lâm vào tình trạng trầm cảm. Nặng hơn, trẻ có thể bị hoang tưởng, ảo giác, tâm trí bất ổn và xa lánh mọi người, phó mặc cuộc sống, không có ước mơ, hoài bão và mục đích, lý tưởng sống.

Trẻ bị bạo hành có thể dễ thành người bạo lực học đường

Khi trẻ sống trong môi trường, hằng ngày phải chứng kiến và hứng chịu những cuộc cãi vã, đánh đập từ cha mẹ, người thân hay những lời nói xúc phạm, lăng mạ người khác, trẻ sẽ bị ảnh hưởng rất lớn. Rất ít trường hợp, trẻ sẽ có suy nghĩ tích cực và hành động trái với những gì chúng thấy, trở thành người hiền lành, lương thiện.

Mà đa số, trẻ sẽ “hấp thụ” tính cách từ những người trong gia đình, trở thành người dễ dàng dùng bạo lực với người khác, xa đọa vào các tệ nạn, sớm bị tha hóa và bị xã hội lên án, tẩy chay. Điều này đã xảy ra rất nhiều trong thực tế cuộc sống và được cho là dễ hiểu, bởi quá trình hình thành của trẻ ảnh hưởng rất lớn từ môi trường sống, cách giáo dục của cha mẹ… Và hiển nhiên rằng, việc bạo hành ấy đã in sâu trong tiềm thức và dần trở thành một phần tính cách của trẻ.

Qua đó có thể thấy, hành vi bạo hành trẻ em có tác hại vô cùng nghiêm trọng đến sự hình thành và phát triển trí não, nhân cách và hành vi của trẻ. Các bậc cha mẹ nên quan tâm sát sao hơn đến việc lên lớp của con em mình, tránh trường hợp “con bị đánh, cha mẹ không hay”. Đặc biệt, cần lưu ý trong việc giáo dục con tại nhà, hạn chế các hành vi gây tổn thương đến trẻ như la mắng, đánh đập… làm ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như tâm sinh lý của trẻ.

Call Now Button