Con người luôn tìm cho mình một hướng đi nhất định, luôn đặt cho mình một cái đích để đi đến thành công và sự thành công luôn là điều cần thiết tạo cho mỗi người. Nhưng nếu cái cách mà bạn làm người đối diện cảm thấy không hài lòng thì chắc chắn sự thành công của bạn đã giảm đi đáng kể, vậy cái cốt lõi ở đây chính là kỹ năng kiềm chế cảm xúc, nó là một điều vô cùng quan trọng. Bởi cảm xúc bốc đồng, khả năng tập trung, giận dữ, bất ổn trong giao tiếp có tác động rất lớn.
Phút giây mệt mỏi, căng thẳng nếu không thể kiềm chế và tìm cách giải tỏa, nó sẽ chi phối hành động và ngôn từ của ta đối với những người xung quanh, có thể gây ra hậu quả khôn lường.
Kỹ năng kiềm chế cảm xúc trong giao tiếp
1. Tính thiết yếu của cảm xúc trong giao tiếp
Chúng ta hãy hiểu đơn giản vấn đề một chút, và luôn ghi nhớ Cảm xúc là một “Chất keo” để gắn kết mọi người với nhau, là nên tảng để mỗi người hiểu được chính mình và nó liên quan đến khả năng giao tiếp với mọi người.Khi bạn kiểm soát được cảm xúc của mình,bạn có thể suy nghĩ sáng suốt và bớt sự căng thẳng, điều đó giúp bạn tự tin và dễ dàng giao tiếp với người khác. Nhưng nếu ngược lại,bạn không làm chủ được cảm xúc, bạn dễ bị rơi vào nhầm lẫn,sự cô lập hay nghi ngờ.
Bạn hãy học cách nhận biết,quản lý và đối phó với với cảm xúc của bạn, bạn sẽ hạnh phúc và có những mối quan hệ tốt hơn. Đôi khi cảm xúc giúp bạn rất nhiều trong giao tiếp cũng như cuộc sống hằng ngày của bạn như: Nhận biết bạn là ai, những gì bạn thích, bạn cần, giúp bạn hiểu và cảm thông với người khác, giúp bạn có động cơ và hành động để đạt được mục tiêu….Với mỗi người, khả năng nhận thức cảm xúc là khác nhau, người có khả năng nhận thức tốt họ luôn nhận ra và hiểu được cảm xúc riêng của mình, học sẽ tự dộng nhận thấy và đọc các tín hiệu khi giao tiếp với người khác dễ dàng.
2. Hình thành thói quen cho mình về cách kiềm chế cảm xúc
Trong cuộc sống hằng ngày, chúng ta luôn gặp phải khó khăn, vậy bạn đừng vội vàng đưa ra quyết định, hãy cố gắng tìm một không gian yên tĩnh để trấn tĩnh lại.Vì quyết định vội vàng sẽ chẳng đi đến đâu và làm mọi chuyện dối lên mà thôi. Vì vậy bạn cần tĩnh táo để nhìn nhận vấn đề một cách toàn diện, đầy đủ nhất. Không nên nhìn nhận vấn đề theo một hướng, để rồi bạn sẽ chỉ nhận thấy sai lầm ở người khác mà không nhận ra những hạn chế ở bản thân mình.
Khi trái tim bị tổn thương, bạn sẽ rất căng thẳng.Vậy hãy thư giãn để tinh thần được thoải mái, giảm stress và phiền muộn, ngủ đủ…..Hãy chia sẻ cảm xúc của mình với mọi người xung quanh sẽ giúp bạn dễ chịu hơn.
Nhận thức để kiềm chế cảm xúc là một kỹ năng, có nghĩa là với sự thực hành và rèn luyện bạn sẽ học được nó. Nhưng rất ít người có thể dễ dàng trả lời câu hỏi: “Bạn đang trải qua cảm xúc như thế nào?” – Nếu bạn thấy căng thẳng, tức giận, buồn bã, sợ hãi, ghê tởm…Được bạn nhận biết ngay lúc nó xảy ra thì sự việc có thể đã khác. Nhưng thường thì chúng ta để cảm xúc trôi qua, nhưng khi cảm xúc đó gây ra hậu quả nghiêm trọng thì ta mới thấy hối tiếc! “Phải chi lúc đó tôi đừng quá nóng giận….”
Hãy rèn luyện cho mình kỹ năng kiềm chế cảm xúc, lúc đấy con người không phải đối mặt với những thất bại. Để giải thoát mình khỏi thói quen giận dữ điều trước tiên là cần hiểu rõ tác hại của nó. Khi nhận thức được tác hại cơn giận dữ, cần biết chủ động kìm chế cảm xúc của mình bằng những cách thích hợp. Điều tệ hại nhất là để cho đối phương điều khiển cảm xúc và hành động của mình.
Nhận biết được sự chuẩn bị bộc phát cơn tức giận của mình là bước đầu tiên trong việc đề phòng và kiềm chế cảm xúc tiêu cực đó. Cần đặt mình vào vị trí của người khác để có cái nhìn khách quan hơn, tích cực hơn, từ đó kiềm chế cảm xúc và hành động của bản thân.Dù trong bất kỳ tình huống nào cũng cần bình tĩnh, linh hoạt để tìm phương án xử lý tối ưu nhất.
Biết kiềm chế cảm xúc không chỉ để thành công trong giao tiếp mà nó còn giúp bạn luôn cảm thấy cuộc sống này tươi mới và hạnh phúc hơn!