Theo chuyên gia Phạm Hiền: Khi trẻ vào lớp một là giai đoạn khủng hoảng tâm lý thứ 2 trong cuộc đời (lần một là khi trẻ bắt đầu đi nhà trẻ), vì vậy rất nhiều trẻ khó vượt qua, thậm chí nhiều đứa trẻ khi học mẫu giáo đang rất tự tin nhưng khi vào lớp một lại bắt đầu co cụm, sợ hãi và đến mức có những đứa trẻ không vượt qua được khủng hoảng này đã rơi vào tình trạng cô lập bản thân.
Tại sao lại như vậy và tại sao phải cần kíp trong việc huấn luyện kỹ lưỡng cho con trước khi con vào học lớp 1.
Thứ nhất: Trẻ trong độ tuổi này đang thoát dần khỏi giai đoạn ấu thơ, vì vậy vốn dĩ tâm lý có nhiều thay đổi, trẻ bắt đầu biết cảm nhận sâu sắc các áp lực trong học tập và cuộc sống xung quanh.
Thứ hai: Ở môi trường mẫu giáo trẻ em không phải làm gì cả hoặc chỉ làm cho vui chứ ít có sự ép buộc về tiến độ, thời gian (gồm cả việc học hành và các công việc cá nhân), mặt khác các cô giáo mầm non nhẹ nhàng hơn, chiều chuộng hơn, giúp đỡ các bé nhiều hơn….Tuy nhiên, khi vào học lớp một thì môi trường hoàn toàn thay đổi (các cô giáo nghiêm khắc hơn, nguyên tắc hơn, bị ép buộc các bài tập, bị mắng và phê bình nhiều hơn….chưa kể đến các trường hợp giáo viên nghiêm khắc và nghiêm túc quá mức). Trẻ có rất nhiều nỗi sợ và khi trẻ quá chăm học cũng chỉ vì sợ sẽ bị cô mắng, không hiểu bài cũng chỉ vì sợ cô nên không dám hỏi hoặc biết cũng không dám phát biểu vì sợ sai cô phạt….. chính điều này khiến cho tâm lý ở hầu hết các bé khi vào lớp một thường bị khủng hoảng nghiêm trọng.
Thứ ba: Ở mẫu giáo trẻ dễ làm quen với nhau hơn, mặt khác chúng chưa có khái niệm cạnh tranh nhau, chê bai nhau, trêu chọc nhau….nhưng khi vào lớp 1, trẻ ngại, khó làm quen hơn và bắt đầu có khái niệm kết bè phái, tẩy chay…và các bạn nhút nhát sợ các bạn tự tin hơn hoặc các bạn học kém thì tự mình co cụm lại trước các bạn học giỏi…..Và đây chính là một trong những nhân tố khiến nhiều đứa trẻ sợ đi học hoặc mãi mãi co cụm trong môi trường của lớp và khiến trẻ khó bứt phá trong học tập và các tính cách toàn diện khác trong tương lai
Không giống như trẻ ở tuổi vị thành niên, đối với trẻ tiểu học vai trò của gia đình có ý nghĩa rất quan trọng trong việc hình thành và phát triển nhân cách nói chung, phát triển trí tuệ nói riêng. Gia đình là chiếc nôi ươm mầm và nuôi dưỡng trí tuệ, tình cảm và nhân cách của trẻ. Vì thế, mặc dù ngày nay có những tác động to lớn từ nhiều phía nhưng cha mẹ vẫn luôn giữ vai trò quyết định trong việc cung cấp và tạo điều kiện cung cấp tri thức khoa học cũng như thực tiễn cho trẻ cả về số lượng lẫn chất lượng. Đặc biệt mỗi đứa trẻ đều ít nhiều có sự khác biệt về tính cách, khả năng, năng lực. Chính vì vậy cha mẹ cần hiểu và áp dụng đúng phương pháp cho từng con.
Để giúp cha mẹ có được những đánh giá, nhận xét về khả năng tư duy của trẻ đặc biệt là những nhược điểm ảnh hưởng tới việc học của trẻ một cách đúng đắn và chính xác. Cũng như có hướng áp dụng những phương dạy con phù hợp cho phụ huynh.
“Muốn con phát triển toàn diện thì quan trọng nhất là phải có chỉ số cao của EQ (cảm xúc), AQ (vượt khó), CQ (sáng tạo), PQ (đam mê), IQ (tư duy). Trong đó nếu IQ có không cao mà các chỉ số kia tốt sẽ không còn là vấn đề để cản bước sự thành công của một đứa trẻ và vấn đề này đã được minh chứng ở rất nhiều trong chính các nhà khoa học, các doanh nhân thành đạt trên thế giới…”
Theo chuyên gia Phạm Hiền: “Một đứa trẻ thành công hay thất bại trong tính cách thì 99% do cha mẹ và chỉ 1% do xã hội và vận mệnh” điều này Bà muốn nhấn mạnh rằng “Cha mẹ đừng đổ lỗi cho bất kỳ ai hay bất kỳ điều gì khiến con mình trở nên thế này hay thế kia mà hãy tìm hiểu nguyên nhân gốc rễ từ chính môi trường gia đình, phương pháp và cách tương tác, ứng xử của bản thân với con cái sau đó mới có thể là các nguyên nhân khác”
Thấu hiểu được nỗi lòng của cha mẹ, thấu hiểu được những loay hoay của các con trong một thế giới học tập hoàn toàn khác với mầm non, Wedo – Wegood xin kính mời các cha mẹ tham gia hội thảo:
CHA MẸ CHUẨN BỊ HÀNH TRANG CHO CON VÀO LỚP 1
1. Đối tượng: Các cha mẹ có con trong độ tuổi sinh năm 2010 và 2011 (cả hai bố mẹ, ông bà)
2. Thời gian và địa điểm:
– Địa điểm: 88 Trần Nhật Duật – Hoàn Kiếm – Hà Nội
– Thời gian: Lúc 18 đến 21h ngày 26 tháng 03 năm 2016
3. Thời lượng chương trình: 3 giờ/1 chương trình
4. Kinh phí: Hoàn toàn MIỄN PHÍ
5. Thời gian đăng ký: Chậm nhất ngày 25 tháng 03 năm 2016
6. Thông tin chuyên gia:
– Họ tên: Phạm Hiền
– Website: www.chuyengiaphamhien.edu.vn
– Facebook: facebook.com/hienpham.ceo
– Fanpage: facebook.com/chuyengiaphamhien.tamlygiaoduc
– Thành tựu: Có nhiều dự án hỗ trợ miễn phí dành cho cộng đồng và đã, đang trở thành nơi tin tưởng để mọi người ở khắp mọi nơi (trong nước và việt kiều) sẵn sàng sẻ chia mong muốn tháo gỡ khó khăn trong cuộc sống và công việc. Đã được nhiều báo, đài mời để tham gia các chương trình giảng dạy trên truyền hình, phỏng vấn cho góc gia đình và cha mẹ con cái, tâm lý xã hội…. (VTV1, VTV3, ANTV, VTV2, VTC, …)
– Tâm huyết: Trăn trở, tâm huyết, không ngừng nghiên cứu – trải nghiệm – tìm tòi, gác lại mọi sự quản ngại, khó khăn…chuyên gia Phạm Hiền luôn kiên trì với từng bậc cha mẹ, với từng các con…trên mọi miền đất nước ( cả ngoài nước) để mong muốn trở thành một hạt cát nhỏ góp phần vào sự thay đổi tốt đẹp hơn nữa cho một thế hệ con trẻ trong tương lai gần và xa.Không quản ngại khó khăn vì mong muốn tất cả mọi người sống vui, hạnh phúc, thành công trong cuộc sống và công việc….với định hướng sống thẳng, thật, tế nhị, bỏ qua, tha thứ….để không áp lực.
7. Nội dung chia sẻ:
– Vấn đề CHỌN TRƯỜNG và CHỌN LỚP cho con như thế nào để phù hợp với phát triển tâm lý, tính cách, kiến thức cho con toàn diện…?
– TÂM LÝ và TÍNH CÁCH của con khi vào lớp 1 sẽ như thế nào….?
– Làm sao giúp con TỰ TIN và hòa nhập TƯƠNG TÁC thầy cô, bạn bè?
– Làm sao giúp con TỰ GIẢI QUYẾT các vấn đề trên lớp, trường?
– Làm sao giúp con AN TOÀN khi ở lớp, ở trường?
– Làm sao để tăng cường sự phát triển của NÃO BỘ giúp không bị trây ì hoặc thui chột trí THÔNG MINH cho con
– Làm sao để giúp con hình thành tư duy học tập CHỦ ĐỘNG – ĐỘC LẬP vượt trội.
– Làm sao để giúp con có GỐC PHƯƠNG PHÁP HỌC VỮNG CHẮC cho các năm tiếp theo
– Làm sao để giúp con có Ý THỨC tự tạo ĐAM MÊ – HỨNG THÚ trong học tập
– Làm sao để giúp con có khả năng tự LẬP MỤC TIÊU – LẬP KẾ HOẠCH – TRIỂN KHAI phát triển học tập
– Làm sao để giúp con tự tạo khả năng CHỦ ĐỘNG TƯƠNG TÁC HỌC TẬP VỚI GIÁO VIÊN, BẠN BÈ
– Làm sao để giúp con tích cực và loại bỏ tư duy con là NẠN NHÂN ĐI HỌC HỘ CHO BỐ MẸ
8. Một số lưu ý:
– Phòng hội trường chỉ đủ cho 100 người vì vậy nếu đăng ký chậm sẽ lùi lại lịch hội thảo sau (nếu có).
– Phụ huynh tham gia hội thảo được tăng phiếu Test nhận diện tâm lý, tính cách, khả năng của con cái và nhận diện tâm lý tính cách cha mẹ có nguy cơ ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển của con.
9. Thông tin đăng ký
– Hotline: 0973.455.492 hoặc 04 3767 8965 (trong giờ hành chính)
– Đăng ký trực tuyến:
[fc id=’3′ align=’center’][/fc]