Một số phép lịch sự cha mẹ cần dạy cho trẻ.
Ngay từ khi còn nhỏ là thời điểm vàng để các bậc cha mẹ có thể dạy trẻ cần phải biết những phép lịch sự tối thiểu nhất của một đứa trẻ. Để con ngoan và hướng con đến làm người có ý thức, văn minh, để làm được những việc lớn lao hơn, trước hết hãy dạy con những phép lịch sự tối thiểu đơn giản nhất
>>>Xem thêm: Cha mẹ tham khảo khóa học kỹ năng sống toàn diện cho con XEM THÊM TẠI ĐÂY.
Phép lịch sự đầu tiên bạn cần dạy cho trẻ đó là chào hỏi người lớn.
Lời chào hỏi là điều cần thiết đầu tiên trong mọi cuộc giao tiếp. Nó thể hiện sự tôn trọng người nói chuyện. Vì thế, để trẻ là người lễ phép, bố mẹ phải dạy trẻ. Ngay từ khi trẻ còn bập bẹ biết nói, bố mẹ nên dạy con phép lịch sự tối thiểu này. Bởi nó sẽ hình thành thói quen tốt cho trẻ từ nhỏ. Để làm được điều này, các bậc cha mẹ nên là người làm gương cho bé, bé học tập và làm theo.
Dạy trẻ phép lịch sự từ cách trả lời
Khi trẻ còn nhỏ, nếu cha mẹ không uốn nắn để con nói trống không với người lớn lâu dần sẽ trở thành thói quen xấu, khó sửa đổi sau này. Nhiều người cho rằng, khi trẻ còn nhỏ không cần quá gò ép trẻ. Nhưng thực tế, điều này cần được dạy trẻ càng sớm càng tốt. Khi con có thói quen lịch sự, con bạn sẽ tự nhiên trở thành người lịch sự theo bản năng. Ngược lại, bạn dạy con khi trẻ đã lớn sẽ làm trẻ cảm thấy gò bó, khó thay đổi và đôi khi là thái độ chống đối. Để hình thành thói quen tốt này, cha mẹ nên là người luôn thực hiện để trẻ có thể nghe và làm theo như thói quen.

Dùng 2 tay để nhận đồ từ người khác
Có một điều chắc chắn, không một cha mẹ nào muốn trẻ bị đánh giá là thiếu lễ phép. Vì thế, không thể quên dạy bé phép lịch sự này. Cha mẹ hoàn toàn có thể dạy trẻ làm điều này từ năm con 2 tuổi. Khi đưa bất cứ đồ gì cho trẻ, bạn cần đưa bằng hai tay và yêu cầu trẻ phải nhận bằng hai tay. Nếu trẻ không làm theo, bạn cần dùng biện pháp cương quyết không đưa đồ cho trẻ cho đến khi trẻ làm được điều này. Đừng để trẻ vô tình trở thành đứa trẻ vô lễ khi cha mẹ không dạy trẻ từ nhỏ.
Mời mọi người ăn và phép lịch sự cần dạy trẻ
Phép lịch sự tối thiểu khi ăn uống của người Việt chúng ta là thói quen mời mọi người dùng cơm trong bữa ăn. Cha mẹ cũng nên dạy trẻ điều này từ nhỏ để hình thành cho con có thói quen tốt. Khi trẻ ngồi ăn cùng gia đình, hãy nhắc trẻ mời mọi người trong bữa ăn rồi mới được ăn. Cha mẹ càng hướng dẫn trẻ sớm, con càng nhanh hình thành thói quen tốt để từ đó trở thành phản xạ tự nhiên của trẻ.
>>>Xem thêm: Các hoạt động giáo dục nhân cách cho con XEM THÊM TẠI ĐÂY.
Trong bữa ăn tư thế lịch sự là điều quan trọng
Các bé thường rất hiếu động, khi ăn sẽ hay ngồi những tư thế mà bé thấy thoải mái. Có khi gác chân lên ghế, quỳ hoặc ngồi xổm để ăn. Nhưng những tư thế này không những khiến cho việc tiêu hóa thức ăn của trẻ bị ảnh hưởng mà lâu dần trở thành thói quen xấu rất bất lịch sự khi ở chốn đông người. Vì vậy, các bậc cha mẹ nên rèn cho trẻ ngồi ăn đúng tư thế từ nhỏ. Bạn nên dạy con ngồi thẳng lưng, ngay ngắn và cơ thể thả lỏng khi ăn.

Phép lịch sự tối thiểu nhờ người khác gắp thức ăn hộ.
Khi thức ăn ở xa tầm với của trẻ, cha mẹ cần hướng dẫn trẻ phép lịch sự tối thiểu đó là nhờ người ngồi gần lấy thức ăn thay vì cố gắng với người để lấy. Bởi khi trẻ cố gắng lấy thức ăn ở xa, có thể khiến thức ăn rơi vãi, gây mất vệ sinh, thẩm mỹ, ảnh hưởng tới người xung quanh. Điều này là mất lịch sự.
Những hành động không nên làm trong bữa ăn
Khi ngồi ăn, có những thói quen lịch sự tối thiểu mà chúng ta cũng cần hướng dẫn trẻ để không gây khó chịu cho những người xung quanh. Cha mẹ cần dạy và nhắc nhở thường xuyên nếu trẻ vi phạm. Chẳng hạn: không chóp chép miệng khi ăn, không vừa ăn vừa nói, không nghịch thiết bị điện tử khi đã ngồi vào bàn ăn, sau khi múc canh phải úp thìa xuống là những phép lịch sự tối thiểu trong bữa ăn mà trẻ nên biết. Dạy trẻ chưa bao giờ là điều dễ dàng. Việc rèn luyện thói quen tốt, tính kỷ luật từ bé để cho trẻ có thể trưởng thành, được người khác tôn trọng là điều rất cần thiết.
Dạy trẻ phép lịch sự tối thiểu ngay từ khi con còn nhỏ không phải là một điều gì đó dễ dàng các bậc cha mẹ cần phải có sự quyết tâm và thực sự kiên trì, kiên nhẫn và bình tĩnh lựa chọn các phương pháp phù hợp để dạy trẻ để có thể đạt được hiệu quả cao nhất.
ĐĂNG KÝ TEST VÀ TƯ VẤN TỪ CHUYÊN GIA
CÁC KHÓA HỌC KỸ NĂNG SỐNG