Nhiều bậc phụ huynh lo lắng vì con mình chậm nói hơn các bạn cùng lứa nhưng không phải bất cứ ai cũng biết rằng các giai đoạn để hình thành ngôn ngữ trong một đứa trẻ. Vai trò của ngôn ngữ rất quan trọng đối với trẻ và nó ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng giao tiếp của trẻ sau này. Vậy cần phát triển ngôn ngữ cho trẻ như thế nào?
Giai đoạn từ 0 – 3 tuổi là khoảng thời gian để trẻ quan sát và tìm hiểu cách để mình nói chuyện với những người xung quanh. Do đó, ở những năm này trẻ chỉ quan sát các cuộc đối thoại của những người khác xung quanh trẻ để từ đó tích lũy vốn từ ngữ cho bản thân. Khi bé lớn lên thì não của trẻ cũng phát triển hơn và vốn từ vựng trẻ tích lũy được cũng sẽ nhiều hơn, trẻ có khả năng tiếp nhận các loại ngôn ngữ khác nhau trong giai đoạn này.
Thời kỳ mẹ mang thai
Khoa học đã chứng mình ngôn ngữ của trẻ được bắt đầu từ khi nằm trong bụng mẹ, trẻ có thể hiểu những gì mẹ nói. Trẻ cũng có thể cảm nhận được khi nào mẹ buồn, vui, ngoài ra trẻ cũng có thể phân biệt được những tiếng nói khác.
Từ tháng thứ 5 trở đi khi nằm trong bụng mẹ, trẻ có thể ghi nhớ thông tin chứ chưa cần khi chào đời. Trẻ có thể học hỏi mọi thứ một cách tự nhiên từ những âm thanh mà trẻ nghe được, đặc biệt là giọng nói của mẹ. Do đó trong thời gian này chúng ta có thể cho trẻ nghe nhạc, mẹ có thể kể truyện, đọc thơ và nói chuyện cùng con. Khi được chào đời chỉ sau vài tiếng đồng hồ là trẻ có thể phân biệt được tiếng nước ngoài và tiếng mẹ đẻ.
Giai đoạn 0 – 3 tháng tuổi
Trong giai đoạn này trẻ vẫn giao tiếp với mọi người theo quá trình phát triển tự nhiên của trẻ, trẻ chưa thể giao tiếp bằng ngôn ngữ mà là giao tiếp qua tiếng khóc. Khi trẻ hét lên là lúc trẻ đang đói và muốn bố mẹ biết điều đó, khi bạn nghe thấy những tiếng rên rỉ tức là lúc đó trẻ đang cảm thấy khó chịu và bố mẹ cần kiểm tra thay tã cho trẻ.
Trong giai đoạn này nếu chúng ta chú ý quan sát sẽ thấy rằng trẻ rất chú ý với các cuộc đối thoại quanh trẻ và trẻ sẽ có biểu hiện cười khi chúng nghe thấy giọng nói của mẹ. Trên thực tế ta thấy khi người lạ bế trẻ thì trẻ thường hay khóc rất to nhưng khi chuyển sang tay mẹ và được mẹ vỗ về thì ngay lập tức trẻ nín khóc ngay. Bởi vì khi nghe giọng nói của mẹ trẻ cảm thấy dễ chịu và an toàn nên trẻ không khóc nữa. Ở giai đoạn này chúng ta cũng thấy rằng trẻ sẽ ngừng các hoạt động nếu nghe thấy những âm thanh mà trẻ thấy không quen thuộc và bắt đầu phát âm khi trẻ thấy thích thú.
Giai đoạn 4 – 6 tháng tuổi
Ở giai đoạn này chúng ta có thể dễ nhận thấy khi chúng ta chơi dùa với trẻ sẽ nghe thấy những âm thanh ríu rít của trẻ. Lúc này trẻ bắt đầu có biểu hiện bập bẹ như đang nói chuyện với những người xung quanh.
Trẻ cũng có thể thể hiện mong muốn của mình bằng cách tạo ra những tiếng ồn để thu hút người khác chú ý đến trẻ và nhu cầu của trẻ. Ngoài ra khi nghe thấy những bài hát bé thường tỏ ra thích thú, trẻ cũng có thể biết được giọng nói giận dữ hay âu yếm.
Giai đoạn 7 – 12 tháng tuổi
Đến giai đoạn này trẻ có thể bập bẹ nói được những từ đơn giản như “ma ma”, “ ba ba”.. mặc dù gọi như vậy nhưng trẻ không biết mình đang gọi ai. Tuy nhiên, trẻ lại có thể biết được khi người khác gọi tên của trẻ. Những âm thanh ban đầu mà trẻ gọi rất đáng yêu nhưng trẻ lại không nhận thức được việc mình nói là gì.
Trong giai đoạn này trẻ có thể nói được những câu ngắn khoảng 4 âm tiết hoặc nhiều hơn chút, trẻ biết phản ứng với những thứ trẻ không thích như lắc đầu để nói “ không”. Trẻ có thể làm theo những câu mệnh lệnh như “nằm im”, “đưa mẹ”…có thể đưa cho người lớn những đồ mà khi được yêu cầu, trẻ bắt đầu nhận định được đồ vật, hình ảnh qua cách gọi tên đồ vật.
Đây là giai đoạn quan trọng trong sự phát triển về ngôn ngữ của trẻ, ở giai đoạn này mẹ cần động viên tinh thần cho trẻ bằng việc thường xuyên kể những câu chuyện cho trẻ, thường xuyên hát hò cùng bé, nói chuyện cho bé nghe. Vì giai đoạn này là lúc bé hay cố gắng bắt chước cách nói chuyện của người lớn, mặc dù có thể mẹ không hiểu được những điều trẻ nói.
Giai đoạn 13 – 18 tháng tuổi
Vào giai đoạn này những từ bập bẹ vô nghĩa có ít hơn những giai đoạn trước. Trẻ có thể hiểu được nghĩa của các từ, trẻ có thể nhận ra các đồ vật quen thuộc, phân biệt được các thành viên trong gia đình. Đối với trẻ khi ở giai đoạn này nếu người lớn hỏi về các bộ phận trên cơ thể thì trẻ sẽ chỉ vào các bộ phận của mình, trẻ phản ứng được với những câu đơn giản như “ở đâu”, “đóng và mở”.
Giai đoạn 19 – 24 tháng tuổi
Đến giai đoạn này thì trẻ đã học thêm được nhiều từ vựng mới nên vốn từ vựng cũng phong phú hơn. Lúc này trẻ có thể nói những câu ngắn, câu đơn giản như “ bế con, đi chơi…”. Ở giai đoạn này trẻ có thể diễn đạt những thứ mình thích, hoặc đưa ra yêu cầu của mình bằng những câu đơn giản, ngắn gọn. Những câu trẻ có thể sử dụng ở giai đoạn tuổi này thường kéo dài từ 2-4 từ tuy nhiên người lớn vẫn hiểu được trẻ đang muốn gì.
Với giai đoạn từ 19-24 tháng tuổi trẻ có thể chỉ các vật mà trẻ thấy bằng 1 ngón tay, có thể tự cầm nắm những đồ vật mình thích, trẻ có thể hiểu trên 50 từ và lúc này thì trẻ thường dùng lời nói nhiều hơn là hành động để thể hiện mong muốn của bản thân.
Giai đoạn 25 – 36 tháng tuổi
Khi đến giai đoạn 2- 3 tuổi trẻ có thể hiểu được tất cả những gì người lớn nói, do đó vốn từ vựng của trẻ được tăng nhanh, lúc này trẻ có thể kết hợp các từ thành một câu đầy đủ như “ Con muốn đi chơi”, biết dùng danh từ chỉ người như : ông, bà, bố, mẹ… Ở giai đoạn này trẻ có thể đọc được thơ, hát được bài hát con yêu thích, biết phân biệt được các màu sắc cơ bản, nói được các cụm từ, nói được những câu dài hơn…
Các bậc cha mẹ hiểu nắm vững được các giai đoạn phát triển ngôn ngữ của trẻ là rất cần thiết vì có như vậy thì các bậc cha mẹ mới có thể đưa ra những phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ một cách tốt nhất ngay từ khi trẻ còn nhỏ.
Tuy nhiên, như chúng ta cũng biết rằng tất cả những mốc trong sự phát triển ngôn ngữ cho trẻ chỉ mang tính tương đối, không phải bất cứ đứa trẻ nào khi sinh ra và lớn lên cũng phát triển theo những mốc chung đó, có những trẻ có thể nói sớm hơn, có trẻ lại nói muộn hơn. Do vậy mỗi trẻ có thể phát triển các kỹ năng khác nhau trong các thời điểm khác nhau của quá trình phát triển. Vì vậy các bậc cha mẹ cũng đừng quá lo lắng khi con mình nói sớm hơn hoặc muộn hơn các bạn cùng lứa tuổi một vài tháng.
Tham khảo thêm khóa học Phát triển tư duy và ngôn ngữ giao tiếp cho trẻ của trường Wedo – Wegood