Nhút nhát trong giao tiếp là điều mà nhiều bố mẹ Việt đang nhận thấy ở con mình. Có nhiều cách để giúp con tự tin hơn, hòa đồng hơn. Phương pháp dạy trẻ nhút nhát thông qua trò chơi như thế nào? Dưới đây là một số trò chơi vừa đem lại hứng thú cho trẻ, vừa giúp bố mẹ tháo gỡ dần sự ngại ngùng, kém tự tin của trẻ. Cùng Wedo – wegood tìm hiểu nhé!
Các phương pháp dạy trẻ nhút nhát thông qua trò chơi
1. Trò chơi đóng kịch
Trò chơi này khá đơn giản. Con được thử mình trong các “vai diễn” là các nhân vật khác nhau. Việc này vừa giúp trẻ được thể được thể hiện được ngôn ngữ một cách tốt hơn. Hơn nữa, đóng kịch giúp trẻ học cách biểu lộ cảm xúc và thái độ phù hợp. Cha mẹ cũng nên quan sát và uốn nắn hành vi và ứng xử cho con sao cho phù hợp.
2. Trò chơi biểu lộ cảm xúc.
Trò chơi này thường khả quan hơn với trẻ khoảng từ 1-3 tuổi. Bố mẹ có thể cùng con diễn tả các trạng thái như: vui vẻ. hạnh phúc, buồn, tức giận,… Một dạng khác, bố mẹ thử tài biến hóa cảm xúc nhanh của con bằng cách hô nhanh tên các trạng thái cảm xúc để con thể hiện.
Nhiều bố mẹ chọn hình thức vẽ tranh cách trạng thái cảm xúc và để con thử đoán. Trò chơi này vừa giúp con thể hiện được cảm xúc một cách linh hoạt bằng khuôn mặt vừa giúp trẻ nhanh nhạy hơn trong việc nắm bắt cảm xúc của người khác.
3. Các trò chơi vận động tập thể.
Các trò chơi vận động tập thể luôn luôn khiến trẻ cảm thấy vui vẻ, mạnh dạn và hòa đồng hơn. Khuyến khích trẻ chơi các trò chơi vận động cũng giúp trẻ có thể lực tốt hơn. Một số trò chơi vận động tập thể khá vui nhộn mà bố mẹ có thể tham khảo như: chèo thuyền cạn, truyền thư, truyền bóng,… Các trò chơi tập thể đòi hỏi trẻ phải có tinh thần đoàn kết và làm việc nhóm cao. Tuy nhiên đối với một số trẻ quá nhút nhát, không chịu hợp tác, thì bố mẹ không nên ngay lập tức ép con vào những trò chơi đông người như vậy. Lúc này, bố mẹ nên trò chuyện để nắm bắt mong muốn của trẻ, đồng thời áp dụng thêm một số phương pháp khác để con rèn luyện dần tính hòa đồng, tự tin.
4. Luôn tin tưởng con.
Ngoài một số dạng trò chơi kể trên, để con trở nên mạnh dạn hơn trong giao tiếp, trước hết bố mẹ nên tìm hiểu nguyên nhân khiến con trở nên nhút nhát, đồng thời hãy cho con thấy bố mẹ luôn tin tưởng con, con có thể làm được mọi việc. Việc thể hiện thái độ tin tưởng con sẽ mang cho con một sức mạnh, con tự tin hơn vào chính bản thân mình. Tuy nhiên, đối với trẻ nhút nhát, không thể ngay tức thì đưa con vào môi trường lạ, đông người để thể hiện bản thân. Điều này sẽ dễ dẫn đến tình trạng chống đối ở trẻ.
Trước hết bố mẹ hãy dừng mọi “hành vi” bao bọc con quá mức vì điều đó làm con mất lòng tin vào bản thân dẫn đến lo lắng khi phải thể hiện bản thân trước mọi người. Mẹ nên để trẻ làm quen với việc thể hiện bản thân trước đám đông từ những việc nhỏ nhất hàng ngày như tự gọi món ăn, nói chuyện điện thoại, phát biểu bài trên lớp,… Bố mẹ nên tạo thêm cơ hội để con tiếp xúc với mọi người như khuyến khích con tự kết bạn khi đi chơi công viên,… Các chương trình ngoại khóa như đi dã ngoại, từ thiện, hội chợ, … hoặc các lớp học kỹ năng sống cũng giúp trẻ nâng cao sự tự tin.
Những lời khen ngợi của bố mẹ cũng là một trong những phương pháp lấy lại sự tự tin cho trẻ một cách hiệu quả. Mỗi khi con đạt được mục tiêu, hãy khen ngợi con đúng mực. Điều đó sẽ làm con cảm thấy được động viên, tin tưởng, luôn có bố mẹ đồng hành.