Hướng dẫn bố mẹ Việt phương pháp giúp con tự tin hơn

Đối với mỗi con người yếu tố tự tin là rất quan quan trọng và góp phần quyết định thành công của họ trong cuộc sống. Ngay cả những đứa trẻ cũng vậy tự tin giúp con tự tìm tòi khám phá, tiếp thu được những điều mới lạ và trở nên hiểu biết hơn. Không phải đứa trẻ nào khi sinh ra đã đủ dũng cảm để có thể khám phá và tìm hiểu thế giới xung quanh. Wedo – wegood sẽ giúp bố mẹ tìm ra phương pháp giúp con tự tin hơn.

Vậy phương pháp giúp con tự tin và có thể hòa đồng và mạnh dạn hơn như thế nào?

1. Không so sánh con

Dù đó là anh chị em của con, hay bạn bè thân của con việc so sánh con với người khác khiến con cảm thấy tổn thương lòng tự trọng và nghĩ mình thật kém cỏi. Mỗi một đứa trẻ có tài năng và sở thích riêng, hãy cho con thấy rằng mình không phải trở thành một người giống với anh chị em hay con của một người bạn của bố mẹ. Hãy để con tự phát huy những điểm mạnh của bản thân dưới sự động viên của bố mẹ. Khuyến khích con thể hiện sự khác biệt phù hợp với tính cách của con. Khi được làm những gì mình thích, gặp gỡ những người có cùng đam mê, sở thích với mình con sẽ tự tin là chính bản thân con.

2. Không dán nhãn nhút nhát cho con

Việc dán nhãn cho con sẽ gây một sức ép với bé. Có thể bé không nghĩ là mình nhút nhát nhưng nếu bố mẹ thường xuyên nói thì bé sẽ tin là mình nhút nhát thật và điều này không tốt chút nào nếu bạn muốn con mình tự tin và mạnh bạo hơn.

Chính vì vậy khi gặp người lạ bé không chào thay nói “ Xin lỗi, tại cháu nhút nhát hoặc xấu hổ” , bạn hãy nói với bé “ Thôi được giờ con chưa chào vì con ngại, không sao, nhưng lời chào thể hiện con là một người lịch sự, con có thể chào khi con sẵn sàng”. Cũng đừng ép con khi con không muốn, hãy để con thoải mái nhất để con không có cảm giác đang bị ép buộc.

3. Hãy là hoa tiêu cho bé

Ngoài di truyền tính nhút nhát của con cũng bị ảnh hưởng nhiều bởi môi trường sống của con. Thường xuyên cho con tham gia các hoạt động tập thể, nơi đông người sẽ phần nào giúp con tự tin hơn. Nếu bé vẫn còn ngại với người lạ và chưa muốn tham gia bạn hãy cũng bé tham gia trò chơi cho đến khi con thấy thoải mái hơn cùng với các bạn lúc ấy bạn có thể đứng gần đó để quan sát con. Trẻ con rất dễ bắt chước những hành vi của người lớn. Bạn thoải mái và vui vẻ với người khác cũng giúp con cởi mở với mọi người.

4. Lập kế hoạch cùng con

Chuẩn bị tâm lý cho con bằng cách bàn bạc trước với con hôm nay mình sẽ làm gì. Ví dụ hôm nay bạn đưa bé đến bữa tiệc sinh nhật bạn có thể nói trước với bé mình sẽ gặp ai và con sẽ làm những việc gì để con thấy yên tâm và chuẩn bị sẵn sàng.

5. Dừng ngay việc bao bọc con

Việc cha mẹ chăm bẵm con quá cũng khiến con bị thiếu tự tin. Không giám giao việc cho bé vì cảm lấy lo lắng sợ con làm sai, sợ con đau. Mỗi lần con vấp ngã  người lớn lại chạy lại cưng nựng, dỗ dành. Việc được bao bọc quá nhiều khiến con không tự tin khi làm bất cứ việc gì vì bản thân những việc đó con không phải làm bao giờ mà chủ yếu là đã có người lớn làm giúp con.

6. Động viên, khích lệ con

Có thể những việc bé làm chưa thực sự hoàn hảo, đừng nhìn vào những gì con chưa làm được hãy khen ngợi bé vì những điều mà con đã làm được, chỉ cần một chút ít nữa thôi là con có thể hoàn thành rồi, cố gắng con nhé.

Những lời không hài lòng chỉ khiến con không biết phải làm gì cho đúng và không muốn tham  gia bất cứ việc gì. Bạn hãy luôn động viên và góp ý cho con lần sau con sẽ tự tin hoàn thành công việc tốt hơn đấy.

7. Cho con thấy mẹ luôn yêu con

Cha mẹ nên gần gũi với con và cho con thấy con có thể chia sẻ những khó khăn bằng lời. Bạn nên tìm hiểu lý do tại sao con lại xấu hổ, nhút nhát và tìm cách giúp con vượt qua nó. Để con phát huy những điểm mạnh của con để con cảm thấy tự tinh hơn. Bố mẹ nên là những người thân thiết nhất và có thể giúp đỡ con khi cần thiết giúp con có một chỗ dựa vững trãi và cảm thấy thoải mái khi ở xung quanh người khác.

Call Now Button