Quản lý thời gian giúp trẻ tập trung

Giúp trẻ tập trung

Quản lý thời gian giúp trẻ tập trung

Giúp trẻ tập trung

Làm thế nào để con tập trung hơn trong việc học? Làm thế nào để con ăn nhanh hơn? Luôn là những câu hỏi khiến các bậc cha mẹ suy nghĩ, tìm kiếm câu trả lời.

Trẻ em hiếu động, nghịch ngợm là điều không thể tránh khỏi, Muốn con tập trung bố mẹ cần phải có “chiến thuật” như:

– Bước 1: Xác định các vấn đề con mất tập trung:

Mất tập trung khi học, mất tập trung khi ăn, mất tập trung khi làm việc nhà.

– Bước 2: Xác định – Phân tích nguyên nhân mất tập trung như

  • Phía bản thân: Do chủ quan, thiếu tính kỷ luật – khoa học (học và làm việc theo ngẫu hứng, không có kế hoạch..), do ham chơi (đồ chơi, ti vi, điện thoại…); do áp lực, căng thẳng….
  • Do bố mẹ: Chưa có sự kiên trì trong việc tạo nguyên tắc cho con, chưa làm gương cho con (bố mẹ xem ti vi, điện thoại nhiều…)
  • Môi trường: Phân tán sự tập trung (có nhiều tiếng ồn, âm thanh to, anh chị em nô đùa, la hét, nghịch ngợm…); không gọn gàng, sạch sẽ….

– Bước 3: Xây dựng kế hoạch thay đổi 

  • Sắp xếp lại không gian: Không gian gọn gàng, cất toàn bộ đồ chơi, tranh ảnh… chi phối sự tập trung của con.
  • Xây dựng nguyên tắc: Tập trung, xây dựng kế hoạch….

– Bước 4: Xây dựng quy trình quản lý thời gian

  • Liệt kê các công việc cần phải làm trong một ngày: Mục đích không bị quên việc, sót việc….
  • Sắp xếp các công việc được ưu tiên: Mục đích cho con thấy được tầm quan trọng của từng công việc, biết cách sắp xếp công việc hợp lý như:
    • Ưu tiên số 1: Công việc quan trọng, khẩn cấp (Các công việc đã đến hạn, các công việc tồn đọng)
    • Ưu tiên số 2: Các công việc quan trọng nhưng không khẩn cấp (Làm việc nhà, làm bài tập học thêm, đưa ra các mục tiêu, tìm kiếm cơ hội…)
    • Ưu tiên số 3: Các công việc không quan trọng nhưng khẩn cấp (Các công việc đột xuất, các lịch hẹn đột xuất như được mời đi xem phim, đi sinh nhật…)
    • Ưu tiên số 4: Các công việc không quan trọng và không khẩn cấp (Giải trí, tán gẫu…)
  • Giới hạn thời gian cho từng công việc: Giúp con tập trung, không lan man sang các công việc khác, hoàn thành công việc theo đúng thời gian quy định.
  • Xây dựng nguyên tắc và sử dụng các hình ảnh báo động: Bố mẹ cho con xây dựng các cam kết cắt quyền lợi – phạt thêm việc nếu như con không hoàn thành công việc theo đúng thời gian quy định. Sử dụng các hình ảnh báo động với các công việc quan trọng. khẩn cấp để tạo sự thu hút, tập trung cho con

– Bước 5: Thực hiện công việc:

Sau khi xây dựng kế hoạch công việc, bố mẹ cùng con bắt tay vào thực hiện công việc. Trong quá trình thực hiện công việc, cần cho con các thời gian nghỉ cố định để con giải tỏa căng thẳng, áp lực…

– Bước 6: Đánh giá và điều chỉnh công việc:

Sau khi thực hiện công việc, bố mẹ cùng con đánh giá công việc trong 1 ngày như: Công việc hoàn thành đúng tiến độ, công việc hoàn thành không đúng tiến độ, công việc chưa hoàn thành… đồng thời, trong quá trình đánh giá, bố mẹ cùng con tìm hiểu các nguyên nhân để điều chỉnh kế hoạch hoặc lên phương án thay đổi.

Để trẻ tập trung không khó, chỉ có điều trẻ đang cảm thấy loay hoay trong việc xây dựng kế hoạch và quản lý thời gian của mình nên hiệu quả làm việc của trẻ không cao. Bố mẹ hãy đồng hành cùng con, đưa ra phương hướng, kế hoạch để con thực hiện thì nhất định trẻ sẽ cải thiện được việc MẤT TẬP TRUNG.

Call Now Button