Tâm sự của người mẹ có con bị tự kỷ
Nhìn những dòng chữ nguệch ngoạc của con mà mẹ mừng rơi nước mắt. 5 năm, quãng thời gian ghi dấu bao nhiêu nỗ lực, đồng hành của mẹ và con trên con đường giúp con hòa nhập với cuộc sống.
>>>Xem thêm: Khóa học kỹ năng sống toàn diện cho con cha mẹ tham khảo
Con là con trai đầu lòng của mẹ, là cháu đích tôn của cả dòng họ, chắc hẳn không cần nói mọi người cũng hiểu con được yêu thương và kỳ vọng đến nhường nào.
Nhưng khi con tròn 2 tuổi, mẹ bắt đầu thấy con có những biểu hiện lạ: con không để ý đến mẹ gọi, ngủ rất ít, không phát ra những âm thanh ê a, bà bà hay đòi măm măm khi đói. Bố và mẹ bàn nhau đưa con đi khám ở viện nhi và chết lặng khi đọ dòng kết quả từ bác sĩ: con mắc hội chứng tự kỷ.
Mọi thứ đều rất mơ hồ, mông lung vì bố mẹ chưa từng nghĩ và tìm hiểu về căn bệnh này. Vậy là con sẽ chậm phát triển trí tuệ, chậm giao tiếp tương tác với mọi người và con cần phải học để hòa nhập.
Bố mẹ thực sự cảm thấy rất buồn, mệt mỏi, nhìn con ngây ngô chẳng nói chẳng cười, cũng chẳng cần quan tâm để ý đến gì…mà lòng quặn thắt.
Khi ấy nhiều người bảo mẹ cho con đi chơi, đi học mầm non đi, cứ ở nhà xem ti vi nhiều nên mới như vậy. Rồi mẹ lại suy nghĩ, lại khóc và đổ lỗi cho bản thân, phải chăng mẹ đang làm hại con, bởi mỗi bữa ăn con đòi xem Xuân Mai thế là mẹ lại mở cho con xem.
Bố và mẹ cùng lên mạng và tìm hiểu các thông tin để tìm cách giúp con hòa nhậ với cuộc sống. Thế rồi chiều nào mẹ cũng cố gắng đi làm về sớm để đưa con ra công viên, nơi đông người…nhưng lúc nào con cũng đứng một góc, cứ nghe thấy tiếng nhạc hoặc có người hỏi đến là gào khóc.
Mọi sự nỗ lực, cố gắng của cha mẹ đều như muối bỏ bể, con vẫn không hợp tác và chẳng có nhu cầu gì cả. Rồi vô tình chia sẻ với cô bạn cùng chỗ làm về tình hình của con, mẹ đươc cô ấy giới thiệu đến Wedo-Wegood, chuyên gia và các thầy cô giáo đã cho cha mẹ hiểu rằng gia đình có vai trò quan trọng trong việc đồng hành và giúp con thay đổi, phát triển.
Hơn nữa trước đây bố mẹ luôn bắt ép con, thậm chí khi con không hợp tác còn quát tháo, đánh mắng con. Nhưng giờ mẹ đã hiểu cần phải thay đổi cách tương tác với con. Mẹ bắt đầu lắng nghe và quan sát con nhiều hơn , hướng dẫn con tỉ mỉ và chi tiết rồi cùng con thực hiện từng công việc một. Mẹ đã vứt hết toàn bộ những tranh ảnh, thẻ học trước đây mà thay vào đó là cho con học thực tế từ những đồ vật đơn giản trong nhà như cái cốc, cái đũa…
Thay vì mẹ bảo con đi lấy mũ, đi dép vào khi đi ra ngoài, mẹ sẽ nói rằng, hôm nay trời nắng quá, để đầu trần đi ra ngoài thế này sẽ ốm mất thôi và con sẽ chạy ngay đi lấy mũ đội. Hay đơn giản là nếu phòng con bừa bộn, mẹ sẽ không ra lệnh cho con phải đi dọn nữa mà sẽ nói với con rằng: mẹ thấy phòng bừa bộn quá, chúng ta cùng hô biến nó gọn gàng nào và cùng con thực hiện công việc.
Thay vì hai mẹ con chỉ ngồi im và nhặt hạt như trò tấm cám, mẹ đã cho cùng con thi đấu xem ai nhặt được nhiều cái áo nhất vào máy giặt. Rồi mẹ cố tình bỏ cả đồng hồ, điện thoại vào đó và cùng con quan sát, nhận diện đúng/sai; nên/không nên. Mẹ và con cùng nhau luyện nói từng chữ, từng câu, nhận diện từ màu sắc, hình dạng…đến đặc điểm của từng đồ vật, cây cối, hoa quả…Và cuối cùng là mẹ và con sẽ cùng chia sẻ cảm nhận về những gì con quan sát, con gặp phải…Đó chính là cách mẹ đã dạy con kiên trì và tỉ mỉ từng chút từng chút mỗi ngày.
Hiện nay, con đã làm được nhiều công việc nhà như: lau nhà, quét nhà, phơi, gấp quần áo, nhặt rau…đặc biệt con rất thích làm đầu bếp. Con nói được nhiều từ hơn, có nhu cầu quan sát và chia sẻ với mẹ hơn. Con đã có thể tự cầm bút và viết, từ những chữ nối liền không có đoạn ngắt, không dấu chấm, phẩy…giờ con đã có thể viết thành một câu hoàn chỉnh. Mỗi ngày mẹ đều nhận được những dòng thư con viết cho mẹ: “con biết mẹ vất vả”; “con rất yêu bố, muốn đá bóng với bố”; “bà bị đau chân, mẹ với bác mua chung cư cho bà đi thang máy”…khiến mẹ không khỏi nghẹn ngào.
Con trai mẹ đã lớn, đã hiểu và biết yêu thương gia đình, cũng đã có thể tự làm các công việc tự phục vụ bản thân và làm việc nhà. Có thể so với các bạn cùng trang lứa, con chưa được nhanh nhẹn, tháo vát và thông minh. Nhưng với mẹ, con được như ngày hôm nay là niềm hạnh phúc rất lớn của cha mẹ.
Chỉ cần có niềm tin và đi đúng hướng, chỉ cần bố mẹ yêu thương và đồng hành cùng con, chỉ cần kiên trì và bền bỉ từng chút, từng chút theo sự hướng dẫn của các thầy cô Wedo-Wegood thì không gì là không thể.Và nhờ đó mẹ cũng nghiệm ra rằng: “muốn con thay đổi, cha mẹ hãy là người thay đổi trước”.
ĐĂNG KÝ TEST VÀ TƯ VẤN TỪ CHUYÊN GIA
CÁC KHÓA HỌC KỸ NĂNG SỐNG