Trẻ con ngay từ khi nhận thức được đã có khả năng nói dối. Nếu trẻ không được uốn nắn kịp thời thì việc nói dối sẽ trở thành một thói quen khó bỏ, không tốt. Ứng xử của cha mẹ khi con nói dối như thế nào. Bài viết sau đây sẽ chia sẻ một vài bí quyết giúp cha mẹ xử lí tình huống khi con nói dối.
1. Hãy bình tĩnh
Trẻ em khi bắt đầu có những suy nghĩ, chính kiến riêng mình là bắt đầu có khả năng nói dối. Có những trẻ có thể nói dối một cách thành thạo, biết dấu đi cảm xúc bản thân thâm chí không biết ngượng khi nói dỗi. Cha mẹ cần bình tĩnh xử lí tình huống sao cho thật thuyết phục và triệt để. Cha mẹ thường có biểu hiện dấu hiệu bực tức, phiền lòng khi con có biểu hiện nói dối. Tuy nhiên, chúng ta nên nhớ rằng việc la mắng, sử dụng hình phạt nặng nề không những khiến trẻ không nhận ra lỗi sai của bản thân để sửa mà con khiến cho trẻ ngày càng xa lánh vòng tay của bố mẹ. Cha mẹ nên lắng mình lại để có thể tìm những giải pháp cùng con khắc phục nhược điểm nói dối.
2. Tìm hiểu nguyên nhân trẻ nói dối
Cha mẹ cần tìm hiểu nguyên nhân vì sao trẻ nói dối. Theo Chuyên gia Phạm Hiền nguyên nhân trẻ nói dối thường được chia theo tình hình tâm lý lứa tuổi. Cụ thể như sau:
– Thứ nhất là khi từ 5 tuổi trở xuống: Do trẻ chưa nhận thức được nhiều và đôi khi nói theo cách tưởng tượng của bản thân để được bố mẹ khen hoặc bản thân đang mong ước nó.
– Thứ hai là khi từ 6 đến 11 tuổi: Trẻ nhận thức được nhiều và đôi khi nói theo cách tưởng tượng của bản thân để được bố me khen hoặc bản thân đang mong ước nó.
– Thứ ba là khi từ 12 tuổi trở lên: Lúc này các em đã bước vào thế giới của người lớn, vì vậy trẻ nói dối để đạt được điều mình muốn, để bố mẹ không mắng hoặc quá can thiệp vào đời tư của mình.
Sau khi biết rõ được nguyên nhân vì sao trẻ nói dối cha mẹ có thể hiểu con và thông cảm cho con hơn.
3. Trò chuyện giúp con hiểu
– Thứ nhất cha mẹ hãy phân tích giúp con hiểu những tác động xấu của việc nói dối: Sau khi tìm hiểu được nguyên nhân vì sao trẻ nói dối, cha mẹ hãy thu xếp và nói chuyện cùng con để giúp con hiểu được những ảnh hưởng xấu khi con nói dối. Điều đó không những không tốt với chính bản thân con mà còn khiến bạn bè và mọi người xa lánh không yêu quý con.
– Thứ hai là cha mẹ cần thể hiện sự tha thứ với những hành động của con: Khi con nói dối có nghĩa là con đang sợ một điều gì đó. Cha mẹ hãy bình tĩnh phân tích và thể hiện sự thông cảm cùng con.
4. Không tạo cơ hội cho trẻ nói dối
Trước mỗi tình huống sự việc xảy ra, cha mẹ hãy thật bình tĩnh không tạo cơ hội cho trẻ nói dối bằng các câu nói như: “Ai làm thế này”, “Con làm phải không”, mà hãy dùng những lời từ thể hiện cha mẹ luôn đồng hành bên con ví như: “Bây giờ mẹ cùng con thu dọn đồ này nhé”, “Theo con vì sao chuyện này xảy ra” hoặc “Con có những cách nào để khắc phục”, …
5. Cha mẹ là tấm gương “không nói dối” trong cuộc sống
Muốn con không nói dối thì trước hết cha mẹ hãy là người thực hiện trước. Trong bất kì tình huống nào, cha mẹ đều không nên nói dối. Trong cuộc sống thường ngày cha mẹ hãy trở thành tấm gương về việc sống trung thực để con cái noi theo.
Trên đây là một vài gợi ý về cách ứng xử của cha mẹ khi con nói dối. Mỗi đứa con đều là công trình của người mẹ. Vì vậy trước bất kì tình huống nào, cha mẹ cũng nên bình tĩnh và ứng xử một cách sao cho thuyết phục và triệt để.