Dạy con lắng nghe theo nhiều cách khác nhau

Mỗi độ tuổi khác nhau con lắng nghe theo nhiều cách khác nhau

Dạy con lắng nghe theo nhiều cách khác nhau cha mẹ cần biết?

Mỗi độ tuổi khác nhau con lắng nghe theo nhiều cách khác nhau

Trong khái niệm về kỹ năng sống thì lắng nghe không thể thiếu được trong cuộc sống của mỗi con người đặc biệt là trẻ nhỏ. Do vậy để trẻ có thẻ thành công trong hiện tại cũng như trong tương lai của trẻ thì các bậc cha mẹ cần phải rèn luyện và dạy cho trẻ kỹ năng lắng nghe ngay từ nhỏ và từ những việc nhỏ nhất, dạy các bậc cha mẹ cần hết sức lưu ý việc dạy cho trẻ kỹ năng lắng nghe phải phù hợp theo từng độ tuổi khác nhau.

>>>Xem thêm: Cha mẹ tham khảo khóa học kỹ năng sống cho con XEM THÊM TẠI ĐÂY.

Dạy cho trẻ kỹ năng lắng nghe từ lúc trước khi con đến trường.

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là những người lắng nghe rất tốt. Trẻ lắng nghe và theo bản năng có thể nhận biết được sự khác biệt giữa tiếng bước chân của bố và mẹ trên sàn nhà. Tiếng ầu ơ ngân nga của một bài hát ru hay tiếng kêu lúc lắc của một món đồ chơi yêu thích là những âm thanh diệu kỳ đối với trẻ.

Đôi khi nhiều niềm vui bắt nguồn từ ý thức của việc lắng nghe. Khi trẻ nhỏ thì lắng nghe không phải là một lựa chọn. Nhưng khi ý chí phát triển, lắng nghe có thể trở thành có chủ ý và đôi khi là do sự chọn lựa. Sử dụng âm nhạc, ca hát hay giai điệu và các bài hát lôi cuốn có thể giúp phát triển kỹ năng lắng nghe của trẻ. Nói chuyện với trẻ sơ sinh một cách thường xuyên trong suốt cả ngày có thể giúp trẻ có phản ứng rõ ràng hơn. Duy trì giao tiếp bằng mắt với bé là một điều quan trọng. Bạn nên thay đổi cách diễn đạt cho phù hợp với tình huống.

Điều này sẽ giúp đứa trẻ tìm hiểu những ý nghĩa tinh tế đi kèm với những thay đổi trong giọng nói, tốc độ, nhịp điệu và cường độ. Khi con bạn bắt đầu bập bẹ, trẻ có thể quan tâm tới các biểu hiện trên khuôn mặt và lắng nghe dáng điệu, cử chỉ của bạn. Mô hình hóa sự lắng nghe thực sự sẽ cho trẻ biết bạn đang lắng nghe trẻ và cho trẻ biết rằng đây là điều mà mọi người thường làm để giao tiếp với nhau.

Nhưng hết sức phải lưu ý một đứa trẻ sử dụng cảm giác nghe như là một cách để thích nghi trong cuộc sống và có được kinh nghiệm sống. Sử dụng tiếng nói, âm nhạc và âm thanh khác sẽ tạo được sự kích thích cho trẻ và làm dịu những lo lắng trong trẻ. Hãy mô hình hóa sự lắng nghe một cách cẩn thận bằng cách đặt mình vào tuổi của con trẻ với sự chân thành, bằng cách sử dụng giao tiếp bằng mắt, biểu hiện trên khuôn mặt và tư thế lắng nghe phù hợp.

Dạy con lắng nghe theo nhiều cách khác nhau
Dạy con lắng nghe theo nhiều cách khác nhau

Dạy cho kỹ năng lắng nghe cho trẻ từ mầm non đến 9 tuổi

Trẻ em tuổi từ 5-9 được phát triển kỹ năng lắng nghe cùng với công việc học tập khác mà trẻ đang làm. Xem một vườn chơi của con trẻ hoặc nhìn một lớp học của học sinh lớp một để nghe một câu chuyện có thể là một niềm vui nho nhỏ đối với bạn. Toàn bộ cơ thể của trẻ hòa cùng với âm thanh của người kể chuyện. Không cần phải nói nhiều “Hãy lắng nghe!”.

Giao tiếp với bạn cùng chơi đối với trẻ là một hoạt động có mục đích, các kỹ năng nghe và nói được phân chia khá đồng đều. Khi trẻ lớn hơn một chút, trẻ bắt đầu mất dần kỹ năng lắng nghe mà mong muốn được giao tiếp với thế giới xung quanh và thể hiện những suy nghĩ, mong muốn của mình. Đây là thời gian nằm giữa độ tuổi từ 7 và 9, khi sự quan tâm có chủ ý cần được thực hiện để duy trì và xây dựng các kỹ năng lắng nghe cho trẻ. Chơi trò chơi lắng nghe có thể cho trẻ có được cảm giác vui vẻ. Hãy cho trẻ chơi theo một mô hình vỗ tay, sau đó để trẻ trả lời. Một trò chơi cổ điển như gửi thông điệp thì thầm quanh một vòng tròn sẽ truyền cảm hứng lắng nghe cho trẻ một cách cẩn thận.

>>>Xem thêm: Học người Mỹ cách dạy trẻ tư duy sáng tạo XEM THÊM TẠI ĐÂY.

Nghe một bài thơ, đặc biệt bài thơ có nhịp điệu có thể sẽ kích thích trẻ tham gia. Chơi trò chơi âm nhạc, nhạc cụ gõ tự làm hoặc học chơi piano có thể giúp cho trẻ em nghe tốt hơn. Đây là độ tuổi mà trẻ em cần phải được nhắc nhở để lắng nghe nhau. Thực hành các cách lắng nghe có thể tạo sự vui vẻ cho trẻ bằng cách nhập vai vào các nhân vật hay giả vờ diễn trò. Khi con trẻ không lắng nghe, bạn phải nhẹ nhàng nhắc nhở để con trẻ lắng nghe những gì bạn đang nói. Điều này sẽ ngày càng trở nên quan trọng trong các giai đoạn tiếp theo của trẻ.

Dạy kỹ năng lắng nghe cho trẻ từ 10 tuổi đến 12 tuổi

Xã hội hoá là một hoạt động trẻ tham gia cùng với bạn bè cùng trang lứa của mình và trẻ rất hứng thú với việc này bởi đôi khi trẻ có thể không giao tiếp với bạn hoặc với giáo viên mà với bạn bè của mình. Bạn hãy sử dụng âm thanh yên tĩnh trong tự nhiên để nhắc trẻ làm thế nào để lắng nghe tốt hơn.

Một chuyến đi bộ trong công viên yên tĩnh hay khu rừng mà không cần trò chuyện có thể kích thích tai nghe của trẻ. Lắng nghe các tiếng gọi của một con chim hoặc kêu ộp ộp của con ếch sẽ làm gợi lại các kỹ năng nghe của trẻ lớn hơn. Việc đưa con trẻ đến buổi hòa nhạc, xem một bộ phim được chọn lựa hoặc nghe ai đó nói về một chủ đề yêu thích sẽ tiếp tục phát triển các kỹ năng tiếp thu của trẻ.

Dạy con lắng nghe theo nhiều cách khác nhau
Dạy con lắng nghe theo nhiều cách khác nhau

Nếu con trẻ đôi khi không lắng nghe bạn, hãy hỏi trẻ xem trẻ cảm thấy như thế nào khi ai đó không lắng nghe mình, điều này sẽ có thể đánh trúng vào tâm lý của trẻ. Hãy dành thời gian để ngồi với con và lắng nghe trẻ nói bởi đây là khoảng thời gian rất tốt. Điều này sẽ cung cấp cho trẻ kỹ năng lắng nghe và phản ứng thích hợp. Nếu bạn có ý thức về kỹ năng nghe tích cực của trẻ và bạn thực sự mong đợi được nghe trẻ nói, bạn sẽ có khả năng giúp con của bạn để trở thành một người biết lắng nghe.

Trẻ đã biết lắng nghe nhưng dẫn đến nói leo thì sẽ xử lý như nào?

Không ít phụ huynh cũng rơi vào tình huống tương tự. Con cái họ, nhất là ở lứa tuổi lên 4 đến 14, 15 vẫn không biết lắng nghe hay cắt ngang lời người khác khi tham gia chuyện người lớn.

Điều đó khiến phụ huynh phải xấu hổ, mất mặt với khách khi trẻ cứ thơ ngây xen vào chuyện của người lớn, nhưng họ không biết phải bằng cách nào để trị chứng nói leo của con. Khá nhiều bậc phụ huynh rất ngạc nhiên khi biết rằng bệnh ngắt lời người khác của con trong quá trình giao tiếp phần nhiều lại là do cách giáo dục của cha mẹ chưa hợp lý.

Các bậc cha mẹ cần lưu ý rằng nhiều khi trẻ nói leo, cắt ngang câu chuyện của người lớn nhưng không nhận biết được đó là một hành vi xấu và do chưa được rèn kỹ năng lắng nghe. Có nhiều trẻ nghĩ rằng nói leo là cách để khẳng định sự có mặt của mình. Vì thế, khi rơi vào tình huống này, cha mẹ cần phải bình tĩnh, không được mắng mỏ, đánh đập trẻ trước nhiều người vì sẽ làm tổn thương lòng tự trọng của bé.

Một kinh nghiệm “xương máu” trong giáo dục trẻ không nói leo là các bậc cha mẹ hãy hình thành kỹ năng lắng nghe cho con. Lắng nghe là một kỹ năng, có nghĩa là không tự nhiên có được, mà cần phải luyện tập thường xuyên mới hình thành được. Nhưng thực tế, chúng ta dành nhiều thời gian cho việc học nói, học đọc, học viết, còn rất ít được dạy và rèn luyện cách lắng nghe.

Trong quá trình giao tiếp giữa các trẻ với nhau, thường diễn ra hiện tượng “cả hai cùng nói” hay “tranh nhau nói”… nên trẻ khó hiểu được nhau, mối quan hệ giữa các trẻ vì thế khá lỏng lẻo hời hợt. Điều này sẽ cản trở việc thiết lập các mối quan hệ xã hội sau này của trẻ.

Không phải dạy trẻ cách lắng nghe là cứ bắt trẻ lắng nghe mà không cần để ý đến việc trẻ có thích nghe những việc đó hay không hoặc lứa tuổi của trẻ đã phù hợp hay chưa thì chưa thấy được các bậc cha mẹ để ý đến việc đó. Qua bài đọc này thì các bậc cha mẹ cũng một phần nào hiểu được nên dạy trẻ ở các độ tuổi khác nhau kỹ năng lắng nghe thế nào là phù hợp và con trẻ tiếp thu được một cách tốt nhất.

ĐĂNG KÝ TEST VÀ TƯ VẤN TỪ CHUYÊN GIA

    CÁC KHÓA HỌC KỸ NĂNG SỐNG

     

    Call Now Button