Khi nào nên bắt đầu dạy trẻ kỹ năng mềm
Học sinh ngày nay đang phải đối mặt với một “khoảng cách thành tựu toàn cầu” và làm thế nào để dạy trẻ kỹ năng mềm vẫn luôn luôn là một câu hỏi. Nó chính là khoảng cách giữa những gì mà kể cả các trường học tốt nhất đang dạy và những kỹ năng mà người trẻ cần học.
Điều này đang trở nên trầm trọng hơn do 2 xu hướng: thứ nhất, sự chuyển đổi toàn cầu từ một nền kinh tế công nghiệp sang nền kinh tế tri thức; thứ hai, cách mà trẻ em ngày nay lớn lên cùng với Internet được khuyến khích học tập.
>>>Xem thêm: Khóa học kỹ năng sống toàn diện cho trẻ cha mẹ tham khảo
Không chỉ ở trường mà ngay từ nhỏ, bố mẹ đã nên định hướng và giúp con phát triển tốt các kĩ năng mềm này.
Thời gian phát triển đầu đời của trẻ là quãng thời gian vô cùng quan trọng ảnh hưởng đến sự phát triển của não bộ và nhận thức của trẻ sau này. Đây cũng là giai đoạn các mẹ thường than phiền nhiều về tính cách, cách thể hiện cảm xúc hay giao tiếp chưa tích cực của trẻ.
Ngay từ những năm đầu đời giai đoạn 3-9 tuổi là một thời gian rất quan trọng trong việc kết nối, hình thành và phát triển các nơ ron thần kinh. Ở độ tuổi này, trẻ chưa biết biểu lộ mong muốn bằng hành vi nên người lớn thường cho rằng trẻ không biết gì. Nhưng thực chất, giai đoạn này là giai đoạn trẻ trải nghiệm và phát triển trí não mạnh mẽ nhất. Trẻ tiếp nhận mọi thông tin rất nhạy, vì vậy rất cần một môi trường trí tuệ, trung thực, trong sang để phát triển lành mạnh.
Hơn nữa ở độ tuổi đầu đời từ 3-9 tuổi được coi là “giai đoạn cửa sổ” duy nhất để gia đình,các chương trình giáo dục, giáo viên hoặc các nhân tố khác quyết định sự phát triển toàn diện của trẻ. Suy nghĩ của trẻ lúc này còn khá non nớt. Bởi thế, gia đình và phụ huynh rất dễ định hướng và chỉ dẫn, tạo kiến thức nền tảng cho trẻ. Nếu không được quan tâm, định hướng đúng ở giai đoạn này thì trẻ sẽ dễ dẫn đến những hành vi sai lệch.
Có một thực trạng dễ nhận thấy là bố mẹ ngày nay thường đầu tư cho con học toán, học tiếng Anh từ sớm, mong muốn con sẽ vào được lớp chọn, trường điểm để tương lai con sẽ đỗ vào đại học danh tiếng, sẽ kiếm được công việc tốt, lương cao. Tuy nhiên, xu hướng tuyển dụng của các công ty trên thế giới ngày càng thay đổi. Một chuyên gia giáo dục cho rằng, giáo dục có thể được coi là hộ chiếu cho tương lai, nhưng trường học dường như đang không truyền đạt được một số kỹ năng sống quan trọng nhất cho trẻ.
>>>Xem thêm: Các nguyên nhân khiến trẻ nhút nhát cha mẹ cần biết
Hiện nay, các nhà tuyển dụng đã không còn quá chú trọng vào tấm bằng loại khá, loại giỏi nữa, thay vào đó họ đòi hỏi ngày càng nhiều hơn các “kĩ năng mềm” như khả năng giao tiếp, khả năng làm việc theo nhóm, hay sự năng động của bản thân.
Tất cả trẻ em thường sử dụng những thứ như điểm tốt và mức độ phổ biến làm thước đo để đo lường lòng tự trọng của chúng.
Nhưng nếu con bạn bị điểm kém, hãy nói với chúng rằng điều đó không có gì to tát nếu con biết cố gắng.
Có những cuộc dạo chơi, dã ngoại với con bạn để xây dựng lòng tự trọng và nâng cao sự tự tin của chúng, như leo núi, đi xe đạp, cắm trại hoặc chèo thuyền trên sông. Đặt mục tiêu và cùng con về đích.
Một khi trẻ bắt đầu đạt được các mục tiêu bên ngoài lớp học, chúng có thể nhận ra rằng điểm 2 trong bài kiểm tra toán không phải là vấn đề lớn, chúng có thể đạt được những mục tiêu khả quan hơn.
“Con bạn có thể không được dạy các kỹ năng mềm trong lớp, nhưng bằng cách tự dạy chúng những kỹ năng cần thiết và kết hợp chúng vào cuộc sống hàng ngày, bạn có thể thấy mình kết nối với con bạn qua những thứ thực sự quan trọng”.
Giáo dục kỹ năng mềm cho trẻ càng sớm, càng giúp trẻ cảm nhận cơ thể, cảm nhận được buồn vui, giận dữ … của người xung quanh. Cha mẹ hãy dạy con quan sát từ sớm, chỉ cho con thấy một người đang vui thì thế nào, đang buồn thì thế nào, đang suy nghĩ, đang giận dữ… thì ra sao?
Chắc rằng nhiều cha mẹ còn có nhiều sáng kiến dạy con khác nữa để cùng chia sẻ. Nếu cha mẹ dạy con những kỹ năng mềm càng sớm, thì con cũng đã có một cái vốn kha khá để bước vào cuộc sống, và cha mẹ đã có thể tin tưởng, yên tâm, bớt lo lắng khi con rời xa rồi đấy!
ĐĂNG KÝ TEST VÀ TƯ VẤN TỪ CHUYÊN GIA
CÁC KHÓA HỌC KỸ NĂNG SỐNG