Phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ chậm nói

Nếu như đến độ tuổi nhất định mà trẻ chưa nói, bố mẹ sẽ rất lo lắng và sốt ruột. Vấn đề phát triển ngôn ngữ ở trẻ rất quan trọng bởi ngôn ngữ thể hiện tư duy nhận thức của trẻ.

Bài viết sẽ cung cấp cho bố mẹ một số kiến thức tìm hiểu trẻ chậm nói và các phương pháp giúp trẻ chậm nói phát triển hơn.

1.Thế nào được coi là chậm nói.
Phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ chậm nói

Trẻ không đáp ứng với các câu hỏi của bố mẹ. Phát triển ngôn ngữ chậm so với mốc phát triển chuẩn. Trẻ không có nhu cầu nói, không hiểu và không trả lời lại câu hỏi của bố mẹ. Không biết đặt câu hỏi. Để khẳng định trẻ chậm nói hay không sẽ dựa vào các mốc phát triển và theo từng giai đoạn phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ chậm nói để đánh giá trẻ.

2. Nguyên nhân khiến trẻ chậm nói

Có rất nhiều nguyên nhân gây sự phát triển ngôn ngữ chậm ở trẻ. Xuất phát từ trẻ và môi trường sống của trẻ.

a.Về cơ miệng.
Phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ chậm nói

Sử dụng linh hoạt các cơ quan và cấu trúc của cơ miệng để tạo ra lời nói và phát âm. Các cơ quan của cơ miệng như dây thanh, miệng, lưỡi, răng…Do đó, nếu trẻ chậm biết nói hoặc khó khăn khi phát âm, đó có thể chỉ là do sự phối hợp các chuyển động trong cơ miệng thiếu linh hoạt. Bố mẹ có thể cho con đi thăm khám và can thiệp nếu có thể.

Có nhiều trẻ bị dính thắng lưỡi do dây thắng lưỡi ngắn gây nên các hạn chế trong quá trình cử động của lưỡi, ảnh hưởng đến quá trình tạo âm thanh trong khoang miệng.

b.Trẻ chậm nói do môi trường gia đình.
Phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ chậm nói

-Trẻ tiếp xúc với tivi, điện thoại nhiều: Thiết bị điện tử là một trong những nguyên nhân khiến trẻ chậm nói. Nếu như trẻ tiếp xúc với tivi, điện thoại trong thời gian dài, không có sự tương tác giao tiếp giữa trẻ và người lớn.

– Trẻ chậm nói do bố mẹ và người lớn thiếu quan tâm, chăm sóc trẻ. Sự buông lỏng trẻ, phó mặc trẻ cho ông bà, cô giáo, giúp việc khiến trẻ không được dạy kỹ năng nghe – nói – phản xạ.

-Bố mẹ bao bọc, chiều chuộng trẻ quá nhiều: sẵn sàng đáp ứng cho trẻ ngay cả khi trẻ chưa kịp nói ra điều mình mong muốn. thậm chí trẻ không phải nói đã được bố mẹ làm hộ luôn. Chính điều này tạo ra tâm lý trẻ lười giao tiếp và lười nói. Nếu kéo dài sẽ tạo tâm lý ỉ nại, dựa dẫm vào người lớn.

-Trẻ học nhiều ngoại ngữ khi tiếng Việt chưa phát âm và có mạch tư duy ngôn ngữ. Điều này sẽ dẫn đến tình trạng trẻ bị loạn ngôn ngữ.

-Trẻ bị khuyết về não bộ, khả năng nhận thức ngôn ngữ hay còn gọi là trẻ tự kỉ. Đây là một trong những nguyên nhân xuất phát từ khả năng của trẻ.

3.Bố mẹ làm gì để phát triển ngôn ngữ cho trẻ
Phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ chậm nói

Khả năng ngôn ngữ và giao tiếp là một điều tất yếu ở mỗi trẻ, việc nên bố mẹ cần xác định đúng nguyên nhân con chậm nói để xây dựng kế hoạch khắc phục theo phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ chậm nói cho trẻ.

-Tăng cường nói chuyện cùng trẻ: Cách dạy trẻ nói nhanh nhất đó chính là bố mẹ dạy trẻ học nói hàng ngày qua những vật, sự việc trẻ quan sát/ lắng nghe thấy.

-Dạy trẻ nói qua từng tình huống, phản xạ nhận diện theo các chủ đề, phản xạ hỏi – trả lời câu hỏi phù hợp với hoàn cảnh

– Dạy trẻ nguyên tắc khi nói chuyện: Các nguyên tắc cơ bản khi giao tiếp như: láng nghe, trả lời, thể hiện cảm xúc… Khi đưa được bé vào nguyên tắc giao tiếp thì bé sẽ vận hành và lắng nghe tốt lời của bố mẹ nói.

-Dạy trẻ kỹ năng lắng nghe: Nghe – nghĩ – Hiểu – Nói, đó là quy trình nghe để cho trẻ vận hành theo đúng quy tắc -> khi trẻ chưa làm tốt, bố mẹ yêu cầu trẻ làm lại.

-Cùng trẻ chơi các trò chơi giao tiếp, phản xạ thường xuyên hơn. Nếu trẻ không hợp tác làm việc hãy thực hiện lại nhiều lần để trẻ ghi nhớ tốt hơn.

– Cùng trẻ học hát, ban đầu là các bài hát ngắn, hát theo kiểu nối từ, cả bố mẹ và trẻ đều cùng tham gia bài hát đó. Trẻ sẽ có sự hứng thú với bài hát đó, sau đó trẻ sẽ thích với các câu từ đó và sẽ ghi nhớ và nhắc lại khi trẻ thích thú. Việc trẻ thích hát 1 bài hát sẽ kích thích não bộ và phát triển ngôn ngữ cho trẻ.

– Cùng trẻ đọc sách mỗi ngày: Tùy vào tình trạng của mỗi trẻ mà cần áp dụng phương pháp đọc sách sao cho phù hợp và hiệu quả nhất. Thông qua hoạt động đọc sách trẻ sẽ nhiều vốn từ hơn, vần điệu và bật âm theo sở thích của mình. Lựa chọn sách sao cho phù hợp với độ tuổi của trẻ sẽ phát huy được hết tác dụng của sách với sự phát triển của trẻ.

-Tích cực vận động hàng ngày để giải phòng năng lượng xấu, trẻ sẽ có sự tích cực nhiều hơn để tương tác và tiếp thu vốn từ mỗi ngày.

Việc dạy trẻ phát triển ngôn ngữ không hề khó, quan trọng cha mẹ nắm bắt được tình trạng của trẻ, tìm hiểu nguyên nhân và cách khắc phục thì trẻ sẽ phát triển được vốn từ mỗi ngày. Hãy luyện tập hàng ngày để xem khả năng ngôn ngữ của trẻ phát triển thế nào bố mẹ nhé!

Xem thêm: Cách để Dạy con đọc bằng hai thứ tiếng
Xem thêm:
Các kỹ năng sống cha mẹ cần dạy con trong dịp hè

:

 

Call Now Button