Ứng xử khi con lỳ bướng, chống đối

Ứng xử khi con lỳ bướng, chống đối

Ứng xử khi con lỳ bướng, chống đối

Có rất nhiều bậc cha mẹ đang cảm thấy thật sự mệt mỏi và phiền não khi những đứa con của mình luôn tỏ ra lỳ bướng, chống đối và không chịu nghe lời. Vậy nguyên nhân của tình trạng này là do đâu và cách ứng xử khi con lỳ bướng, chống đối như thế nào?

>>>Xem thêm: Khóa học kỹ năng sống toàn diện cho trẻ XEM THÊM TẠI ĐÂY.

Tại sao con trẻ lại lỳ bướng, chống đối

Con được nuông chiều quá mức.

Việc nuông chiều quá mức của cha mẹ vô thức có thể lập trình để sau này con trở nên không vâng lời, khiến cho con có phản xạ cứ yêu cầu là được đáp ứng. Một khi những yêu cầu đó không được đáp ứng, con sẽ rất khó chấp nhận và sẽ có những hành động phản kháng, ăn vạ để đạt được mong muốn.

Mâu thuẫn trong cách dạy con khiến con lỳ bướng, chống đối.

Mâu thuẫn ở đây có thể là mâu thuẫn trong phương pháp dạy con giữa bố với mẹ hoặc giữa bố mẹ với ông bà.

Đầu tiên con sẽ hoang mang không biết nghe theo lời ai nhưng sau khi đã quen với điều đó con sẽ biết lợi dụng điểm khác biệt này để đòi hỏi những điều có lợi cho mình, làm nũng và thậm chí là bướng bỉnh hơn.

Cha mẹ không làm gương.

Con trẻ thường thích bắt chước các hành vi của người lớn, đặc biệt là cha mẹ và chưa phân biệt được đúng sai. Vì vậy cha mẹ sẽ khó có thể đòi hỏi con ngoan ngoãn, lễ phép trong khi bản thân lại có những hành vi cư xử chưa đúng.

Ứng xử khi con lỳ bướng, chống đối
Ứng xử khi con lỳ bướng, chống đối

Cha mẹ gia trưởng, gây áp lực cho con.

Khi cha mẹ đòi hỏi những điều vượt quá khả năng của con, đương nhiên con không thể thực hiện và sẽ trái lời cha mẹ.

Nếu cha mẹ không dạy con đúng cách như sử dụng quá nhiều đòn roi, đay nghiến hay ép buộc con thái quá rất có thể sẽ khiến cho con bất mãn và trở nên lỳ bướng, chống đối

Môi trường xung quanh tác động lên con.

Môi trường sống, học tập và vui chơi sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến tính cách của con trẻ. Vì vậy ngay từ khi còn nhỏ, cha mẹ cần phải dạy con biết nghe lời, tạo cho con môi trường tốt nhất để phát triển về tư duy cũng như cách ứng xử.

Cha mẹ cần ứng xử như thế nào khi con lỳ bướng, chống đối

Nhiều bậc cha mẹ phàn nàn rằng họ rất lo lắng, đau đầu không biết phải làm sao khi con lỳ bướng, chống đối, không chịu nghe lời. Mặc dù cha mẹ đã áp dụng mọi biện pháp bao gồm cả “nhu, cương” nhưng đều không đem lại hiệu quả mong đợi, thậm chí càng làm cho con thêm bướng bỉnh, cứng đầu hơn. Các bậc cha mẹ nên làm gì trong trường hợp này?

>>>Xem thêm: Tính cách của trẻ thay đổi như thế nào theo từng độ tuổi XEM THÊM TẠI ĐÂY.

Rèn luyện tính tự lập cho con.

Cha mẹ nên dạy cho con làm việc nhà hay tự phục vụ bản thân con. Điều này có thể giúp con hình thành tính tự lập, con sẽ độc lập trong những suy nghĩ và hành động. Con sẽ trở nên mạnh mẽ và rắn rỏi hơn khi phải đối diện với những khó khăn. Tất nhiên khi đó con không còn trở nên bướng bỉnh, không nghe lời nữa và con chỉ nhờ đến sự giúp đỡ của cha mẹ khi gặp 1 khó khăn nào đó mà con không thể giải quyết được.

Kiên nhẫn lắng nghe con nói.

Hãy cho con có cơ hội được nói lên những điều mà con mong muốn, hãy tạo điều kiện cho con được phát triển năng lực, sở trường của con. Cha mẹ hãy cho con được theo đuổi niềm đam mê, theo đuổi những gì mà con yêu thích. Nếu như con thích hát thì cha mẹ có thể phát triển tài năng của con bằng cách cho con đi xem các buổi ca nhạc hay cho con đi học hát,… Nhưng nếu như bạn phê phán sở thích, niềm đam mê của con thì con sẽ luôn tỏ ra khó chịu, bực tức, chống đối, con sẽ trở nên ương bướng và không nghe lời.

Lắng nghe con nói cũng là cách để cha mẹ thêm hiểu con mình hơn đó cũng là một cách để con được rèn luyện cách thẳng thắn nói lên quan điểm, suy nghĩ của mình ngay cả trong môi trường xã hội, hay môi trường học đường.

Không đáp ứng những đòi hỏi vô lý của con.

Con trẻ thường có những đòi hỏi cha mẹ phải làm này làm nọ. Ví dụ như con đòi cha mẹ phải mua thêm 1 con búp bê mặc dù vừa mới mua cho con 1 con búp bê đồ chơi hôm trước, con khóc lóc, một mực đòi cha mẹ phải mua. Nếu cha mẹ đáp ứng đòi hỏi của con lúc đó thì từ lần sau con sẽ khóc lóc, chống đối để được cha mẹ đồng ý. Làm như vậy thì cha mẹ đã vô tình chiều hư con và vô tình khiến cho con có nhiều hành vi chống đối, bướng bỉnh hơn.

Với những đòi hỏi vô lý của con cha mẹ cần phải có thái độ cương quyết, phân tích cho con lý do vì sao mình không đáp ứng nhu cầu đó của con, nếu con không hiểu, không đồng ý thì lúc này cha mẹ nên phớt lờ những đòi hỏi của con. Như vậy sẽ tạo ra thói quen tốt cho con vì con sẽ không ăn vạ trước mặt cha mẹ để đáp ứng nhu cầu của mình nữa.

Ứng xử khi con lỳ bướng, chống đối
Ứng xử khi con lỳ bướng, chống đối

Có thái độ nghiêm khắc khi con làm sai.

Cha mẹ cần thiết phải bày tỏ thái độ nghiêm khắc khi con làm sai. Cần chứng minh, lý giải cho con hiểu rằng việc con làm là sai trái và cha mẹ không muốn con lặp lại chuyện đó một lần nữa. Các bậc cha mẹ cũng nên sẵn sàng tha thứ nếu như con nhận lỗi và hứa sẽ không tái phạm một lần nào nữa. Bên cạnh đó cha mẹ cần giáo dục con lần sau cần phải suy nghĩ, cân nhắc kỹ trước khi làm.

Không tiếc lời khen dành cho con.

Khi con làm thực hiện tốt với những việc mà cha mẹ giao cho làm thì khi đó đừng ngần ngại mà hãy dành những lời khen có cánh cho con. Việc này sẽ khuyến khích con, tạo cho con hứng thú, niềm vui với những việc mà cha mẹ giao cho con làm và điều này sẽ tránh việc con tỏ thái độ không nghe lời, cãi lại khi không đồng ý làm theo những gì cha mẹ yêu cầu thực hiện.

Khen con cũng là một sự khẳng định giúp con trở nên tự tin và hứng thú hơn với những nhiệm vụ lần sau đó, củng cố hành vi tích cực của con, loại bỏ những hành vi tiêu cực.

Mọi con trẻ sinh ra đều như một tờ giấy trắng, sự ứng xử, giáo dục của cha mẹ rất quan trong việc hình thành nhân cách cho con. Do đó, để dạy con biết hành động phù hợp hoàn cảnh, cha mẹ cần phải là những tấm gương tốt và có những phương pháp giáo dục tinh tế.

ĐĂNG KÝ TEST VÀ TƯ VẤN TỪ CHUYÊN GIA

    CÁC KHÓA HỌC KỸ NĂNG SỐNG

    Call Now Button